Các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rượu bia của người dân tại thành phố tây ninh (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.6 Các nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu của Newman (2004), tiêu thụ chất có cồn có thể dẫn đến một số khiếm khuyết chức năng nhận thức quan trọng ở nhiều cấp độ, chẳng hạn như xử lý thông tin, bộ nhớ, biểu hiện bằng lời nói, thời gian phản hồi, thận trọng, lý luận và kỹ năng công nhận.

Nghiên cứu về tiêu dùng chất có cồn và nhận thức rủi ro trong ngành công nghiệp xây dựng ở Bồ Đào Nha của Arezes và Margarida (2011), tác giả đã đánh giá mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro của người lao động trong ngành xây dựng Bồ Đào Nha thông qua các bảng câu hỏi và mức tiêu thụ chất có cồn thơng qua việc đo lường nồng độ cồn trong máu và tiêu thụ tự báo cáo của đối tượng nghiên cứu. Tác giả đã đưa ra kết luận rằng người lao động có nhận thức rủi ro thấp hơn dường như cũng là những người tiêu dùng chất có cồn cao nhất. Tuy nhiên, các phân tích đã được thực hiện khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong nhận thức rủi ro khi xem xét các biến liên quan đến việc tiêu thụ chất có cồn được báo cáo tại nơi làm việc và trong các bữa ăn, cũng như các biến có liên quan với sự xuất hiện tai nạn lao động. Ngược lại, có một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong nhận thức rủi ro khi phân chia giữa những người được kiểm định dương tính trong các kiểm tra nồng độ cồn thông qua hơi thở và những người khơng dương tính khi kiểm tra tương tự về nồng độ cồn trong hơi thở.

Xác định các yếu tố quyết định xác suất để uống, đặc biệt tập trung vào sự tương tác xã hội đối với việc tiêu thụ rượu trong thanh thiếu niên của tác giả

Mandelíková (2011, 2012). Nghiên cứu giải thích những yếu tố dẫn những thanh niên trẻ tuổi sớm tham gia vào uống và say rượu bia, liên kết những hành vi có nguy cơ trở thành thói quen uống rượu của thanh thiếu niên. Tỷ lệ cao khi say rượu thường gắn liền với tai nạn giao thơng, tình dục khơng an tồn, phạm tội làm ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách và cuộc sống gia đình.

Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Loan (2011) về thực trạng sử dụng rượu bia trong thanh thiếu niên Hà Nội, tuổi trung bình sử dụng rượu bia của thanh thiếu niên là 18 tuổi, có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc sử dụng rượu bia. Cùng với yếu tố giới tính thì độ tuổi cũng tạo nên sự khác biệt trong việc sử dụng rượu bia của thanh thiếu niên. Mức độ sử dụng rượu bia của thanh thiếu niên tăng theo độ tuổi.

Mức độ nghiện rượu bia ở nam sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được nhóm tác giả Huỳnh Văn Sơn và cộng sự thực hiện năm 2012. Nghiên cứu được thực hiện thông qua các tình huống giả định, cá nhân dù có nổ lực về mặt ý chí nhưng khơng thể ngưng việc sử dụng rượu bia với mức độ thường xuyên. Hậu quả của việc sử dụng rượu bia ở mức độ này không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến bản thân người nghiện mà còn gây ra tổn hại những người xung quanh và xã hội.

Ảnh hưởng của sử dụng rượu bia của các nạn nhân bị tai nạn giao thơng nhập viện Việt Đức và Saint-Paul của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thiềng và cộng sự thực hiện năm 2012. Đối tượng nghiên cứu là các nạn nhân bị tai nạn giao thông nhập viện Việt Đức và Saint-Paul. Sự tiêu thụ rượu bia làm gia tăng xác suất xảy ra các vụ va chạm và gây hậu quả tử vong hoặc các thương tích nghiêm trọng. Sự suy yếu gây ra bởi rượu bia là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cả nguy cơ gây ra tai nạn trên đường và cũng như tính khốc liệt của các chấn thương gây ra bởi các vụ tai nạn đó. Nghiên cứu hướng đến mục tiêu tăng

cường việc tuân thủ quy định của Luật giao thông đường bộ về sử dụng rượu bia của những người tham gia giao thông đường bộ.

Nghiên cứu của tác giả Nelson (2013) về “người trưởng thành nghiện rượu không uống nhiều nếu giá và thuế rượu bia cao” cho thấy giá rượu bia và thuế cao là một trong những chính sách để nhằm đối phó với việc tiêu thụ quá nhiều rượu bia (nghiện rượu) và nhằm ngăn chặn kết cục xấu liên quan đến tiêu dùng rượu bia (tử vong do xơ gan). Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng giá rượu bia và thuế cao chưa hẳn là một chính sách hiệu quả để đối phó với những vấn đề xuất phát từ rượu bia bao gồm cả giảm thiểu sử dụng rượu do nghiện mãn tính và tỷ lệ tử vong do xơ gan. Đồng thời cho rằng việc cung cấp tốt hơn về thông tin y tế là một phương án tối ưu cho người tiêu dùng rượu bia.

Lạm dụng rượu và các gia đình của cộng đồng Nandi – Kenya của nhóm tác giả Birech và cộng sự (2013) đã nghiên cứu tìm các tác động của lạm dụng rượu bia đối với gia đình, tập trung vào những lý do làm cho con người lạm dụng rượu bia, hậu quả của lạm dụng rượu bia và sự ổn định hơn nhân, hạnh phúc gia đình. Từ đó thiết lập các cơ chế đối phó nhằm hạn chế ảnh hưởng của tác động từ lạm dụng rượu bia đối với gia đình và hạnh phúc gia đình.

2.7 Các chính sách và biện pháp ngăn ngừa, chống lạm dụng rượu bia ở Việt Nam và của chính quyền địa phương tại địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rượu bia của người dân tại thành phố tây ninh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)