Lý thuyết cầu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rượu bia của người dân tại thành phố tây ninh (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.5 Lý thuyết liên quan:

2.5.5 Lý thuyết cầu:

Cầu là khái niệm dùng để chỉ hành vi của người tiêu dùng đối với một hàng hóa - dịch vụ trên thị trường.

Khái niệm cầu khơng chỉ đưa ra số lượng hàng hóa tiêu dùng theo một mức giá trên thị trường mà nó cịn nói đến một tập họp các yếu tố tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng. Khi nói đến nhu cầu của sản phẩm bia rượu trên thị trường có nghĩa là ngồi yếu tố giá làm ảnh hưởng đến lượng cầu, thì các yếu tố khác như thu nhập, thị hiếu và tâm lý của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đối với bia rượu.

Lượng cầu là số lượng hàng hóa - dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng trả tại mỗi mức giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Do đó, một sự thay đổi về giá sẽ gây nên một sự thay đổi trong lượng cầu. Đồng thời lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi nó gắn với một mức giá cụ thể.

Chúng ta nhận thấy một đặc điểm của hành vi của người tiêu dùng là: khi giá càng cao, lượng cầu của người tiêu dùng giảm đi. Chẳng hạn, ở mức giá là khơng, người mua được cho khơng bia rượu. Vì thế, lượng cầu ở mức giá này sẽ rất cao và có thể khơng thống kê được. Khi giá tăng lên một số người tiêu dùng khơng cịn khả năng thanh tốn hay người tiêu dùng mua ít đi do cảm thấy giá đắt hơn nên từ bỏ ý định mua. Do vậy, lượng cầu lúc này giảm xuống. Tương tự, khi giá càng cao, số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua tiếp tục giảm. Nếu giá đến một mức nào đó, người mua có lẽ không chấp nhận mức giá này nên khơng mua một hàng hóa nào hay lượng cầu lúc này bằng khơng.

2.5.5.2 Hàm số cầu và đường cầu

Hàm số cầu của hàng hóa – dich vụ dùng để biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá, cho thấy lượng cầu đối với bia rượu (QD) thay đổi theo các mức giá (P). Vì vậy, với giả thiết các yếu tổ khác không đổi, mối quan hệ

giữa sản lượng cầu và các mức giá được biểu diễn thông qua hàm số cầu như sau:

QD = f(P) (1)

Hàm số cầu số cầu đơn giản hay cịn gọi là hàm số tuyến tính (hàm số bậc nhất) để biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng và mức giá có dạng:

bP a

QD = + (2)

Với: QD là số lượng cầu (hay còn gọi là số cầu); P là giá cả và a, b là các

hằng hệ số. Vì lượng cầu và giá có mối quan hệ nghịch biến với nhau nên hệ số b có giá trị âm (b ≤ 0).

Hàm số cầu còn được viết lại như sau:

D Q P=α+β

Trong đó: QD là số lượng cầu (hay còn gọi là số cầu); P là giá cả và α,

β là các hệ số, tương tự β≤ 0.

Với dạng hàm số (1 và 2), đồ thị của hàm số cầu (hay còn gọi là đường

cầu) được biểu diễn như sau:

Từ vấn đề phân tích trên ta thấy cầu là một hàm số nghịch biến với giá. Điều này có nghĩa là với điều kiện các yếu tố khác không đổi, người tiêu dùng sẽ mua số lượng nhiều hàng hóa hơn khi giá giảm xuống và họ mua ít hàng hóa hơn khi giá tăng lên. Lượng cầu của hầu hết hàng hóa có mối quan hệ

QD P Đường cầu(D) P2 Q2 A B P1 Q1 0

ngược chiều với giá, có nghĩa là giá và sản lượng cầu di chuyển dọc theo đường cầu, mối liên hệ này chính là quy luật cầu. Quy luật này có thể tóm tắt như sau:" giá tăng thì cầu giảm và giá giảm thì cầu tăng".

Vận dụng lý thuyết về cầu, chúng ta có thể xem xét thực hiện một số chính sách nhằm tác động đến giá cả để làm giảm lượng cầu đối với bia rượu, nhằm hạn chế tiêu thụ và phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rượu bia của người dân tại thành phố tây ninh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)