Nhận thức về tác hại của rượu bia:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rượu bia của người dân tại thành phố tây ninh (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Nhận thức về tác hại của rượu bia:

4.4.1 Ảnh hưởng về sức khoẻ:

Trên 80% số người tiêu dùng tại thành phố Tây Ninh được phỏng vấn đã có cảm nhận bia/rượu ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mình trong vịng 12 tháng qua kể từ lúc được phỏng vấn (59 người đã 1 lần cảm nhận tương đương 36,4% và 78 người hơn một lần cảm nhận bia/rượu ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mình tương đương 48,1%). (Xem hình 4.5)

Hình 4.5 cảm nhận rượu bia ảnh hưởng đến sức khoẻ 26.6% 24.7% 13.6% 11.7% 11.1% 6.2% 3.1% 3.1% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30%

Kinh doanh mua bán

Làm trong cơ quan nhà nước

Công nhân Kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo Việc tự làm Khác Thất nghiệp Nghỉ hưu

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả (2015)

4.4.2 Ảnh hưởng đến tài chính gia đình

Đa số những người được hỏi đã có cảm nhận bia rượu ảnh hưởng xấu đến tài chính của mình từ một lần đến hơn một lần (chiếm 66,7%), chỉ có 33,3% chưa trãi qua cảm nhận trên.

Thực tế với mức độ và tần suất tiêu dùng rượu bia như đã mô tả ở trên, đồng thời với mức thu nhập của người dân tại thành phố Tây Ninh có thể nói chi phí tiêu dùng rượu bia đã chiếm một tỷ lệ khơng nhỏ trong chi tiêu, cho dù theo văn hố người Việt Nam, thì khi được mời đi uống bia rượu, người chủ động mời thường chủ động ln cả tài chính để trả tồn bộ các chi phí liên quan đến bữa tiệc. Tuy nhiên, đôi lúc người thường xuyên được mời phải mời lại để “đáp lễ” …Do vậy, dù ai chi trả thì việc tiêu dùng rượu bia đã tiêu tốn một khoảng ngân sách của gia đình.

4.4.3 Ảnh hưởng đến an tồn giao thơng

Theo một số kết quả nghiên cứu, rượu là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tốc độ phản ứng của lái xe từ 10% đến 30%, ngồi ra rượu cịn làm giảm khả năng điều khiển tự chủ, phản xạ và thị lực. Rượu, bia gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác và quá trình xử lý, truyền tải hình ảnh tới não bộ, gây ước tính sai về khoảng cách... Người say rượu, bia dễ gây ra lỗi nguy hiểm, như chạy xe quá

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

Chưa lần nào Một lần Hơn một lần

15.43%

36.42%

tốc độ quy định, vượt ẩu, đi sai phần đường; ngủ gật... hành vi của họ bất thường làm gia tăng mức độ rủi ro cho bản thân và những người người tham gia giao thơng xung quanh (Bình Nhi, 2015).

Sử dụng rượu/bia khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thơng (TNGT) ở Việt Nam. Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người tử vong do tai nạn liên quan đến rượu-bia (Đặng Tiến, 2014).

Uống rượu từ lâu đã trở thành thói quen sinh hoạt của người dân. Song việc lạm dụng rượu-bia gây tác hại rất lớn cho sức khỏe con người. Đây cũng là một trong những trở ngại đối với công tác bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.

Khi có chất men trong người, người điều khiển phương tiện thường vượt sai quy định, đi sai phần đường, chạy tốc độ cao, lạng lách, không làm chủ được tay lái, phán đốn và xử lý tình huống kém. Một thực tế khác đáng lo ngại không kém trong việc sử dụng và lạm dụng rượu bia ở những người có trình độ học vấn cao đang có xu hướng tăng nhiều hơn. Nhất là tại khu vực thành thị, xu hướng sử dụng và lạm dụng rượu/bia nhiều hơn so với khu vực nông thôn.

Thực tế, số người khơng tự kiểm sốt được hành động của mình sau khi uống rượu/bia rất lớn. Theo các chuyên gia y tế, với nồng độ cồn ở mức 0,05mg/1l khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói nhiều; 0,1mg/1l khí thở, gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về; 0,2mg/1l khí thở, dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng. Nếu cao hơn nữa, tùy mức độ, người uống có thể bị lú lẫn, khơng nhận thức được mọi việc diễn ra xung quanh… Số người bị tai nạn, thậm chí bị chấn thương sọ não do điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu-bia luôn ở mức cao. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, trong tổng số hơn 3,3 triệu ca tử vong có liên quan đến chất có cồn trên tồn cầu, có đến 15% số tử vong này do TNGT có nguyên nhân từ sử dụng rượu- bia. Cũng theo nghiên cứu của WHO, khi tiến hành khảo sát trên hơn 18.000 nạn nhân nhập viện do TNGT tại Việt Nam đã

cho thấy, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái xe ôtô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện.

Kết quả khảo sát người tiêu dùng bia/rượu tại thành phố Tây Ninh thì chỉ có 17,9% chưa lần nào cảm thấy bia/rượu ảnh hưởng xấu khi tham gia giao thơng, cịn lại 82,1% đều cho rằng bia rượu ảnh hưởng xấu khi tham gia giao thông. Điều này cho thấy người tiêu dùng đã có những nhận thức rủi ro liên quan đến tính mạng, sức khoẻ và an toàn cho bản thân khi đã uống rượu bia nhưng tham giao giao thơng (xem hình 4.6).

Hình 4.6 Cảm nhận ảnh hưởng xấu khi tham gia giao thông

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả (2015)

4.4.4 Các dấu hiệu liên quan đến sức khoẻ sau khi uống rượu bia

Số người bị nôn mửa, dấu hiệu khác về sức khoẻ (huyết áp, đường máu, nhịp tim) do sử dụng rượu bia từ một lần đến hơn một lần trong tháng là 62,35% cao hơn so với số người chưa gặp dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khoẻ là 37,65%

Bị tổn thương cơ thể cũng thường gặp đối với những người tiêu dùng rượu bia, kết quả phỏng vấn có 35,80% số người đã bị tổn thương 1 lần và 13,58% bị tổn thương hơn một lần trong tháng qua. Đây là một tỷ lệ rất cao

0% 10% 20% 30% 40% 50% Chưa lần nào Một lần Hơn một lần 17.9% 35.2% 46.9%

người tiêu dùng được phỏng vấn bị tổn thương cơ thể sau khi uống bia/rượu. Theo các chuyên gia y tế, rượu bia có thể gây viêm và lốt dạ dày do: Rượu có thể gây ra sự khuếch tán ngược acid Clohydric qua niêm mạc thực quản và dạ dày; Viêm dạ dày cấp gây ra bởi việc uống rượu bia liên tục nhiều ngày, làm gây ra các vết xước mòn niêm mạc và chảy máu; Loét dạ dày và tá tràng thường là hậu quả của việc sử dụng quá mức rượu bia; Nghiện rượu bia có nguy cơ gây ra các biến chứng như thủng dạ dày và chảy máu dạ dày.

Do đó, việc phải xử lý dư vị khó chịu trong hệ tiêu hố do uống nhiều rượu bia thường xảy ra với người tiêu dùng. Theo khảo sát trên địa bàn, hơn 50% (34,57% xác nhận một lần và 20,37% hơn một lần) đã từng phải xử lý dư vị khó chịu trong hệ tiêu hố do đã uống nhiều rượu bia (xem hình 4.7).

Hình 4.7 Dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khoẻ sau khi uống rượu bia

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả (2015)

37.65 50.62 45.06 35.80 35.80 34.57 26.54 13.58 20.37 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

bị nôn mửa, dấu hiếu khác về sức khỏe (huyết áp, đường máu, nhịp tim)

bị tổn thương cơ thể sau khi uống (từ bị

thương nhẹ nhất)

phải xử lý dư vị khó chịu trong hệ tiêu hóa

do đã uống nhiều rượu bia

hơn 1 lần

một lần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rượu bia của người dân tại thành phố tây ninh (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)