Lý thuyết về tập quán xã hội (SNT):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rượu bia của người dân tại thành phố tây ninh (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.5 Lý thuyết liên quan:

2.5.3 Lý thuyết về tập quán xã hội (SNT):

Trong lý thuyết về hành vi của con người, lý thuyết tiếp cận theo tập quán xã hội có nhiều hàm ý quan trọng trong việc ngăn ngừa hành vi xấu và khuyến khích những hành vi tốt. Theo lý thuyết này thì hành vi của con người có phần bị ảnh hưởng do nhận thức sai lệch về suy nghĩ và hành động của các thành viên khác trong xã hội.

Thái độ

Chuẩn chủ quan

Nhận thức kiểm soát hành vi

Lý thuyết về tập quán xã hội (Social Norm theory - SNT: Berkowitz, 2003, 2005; Perkins, 2003) đã bắt đầu với việc nghiên cứu vào những năm 1980 bởi Perkins và Berkowitz, đã tìm thấy việc sinh viên đại học thường phóng đại niềm tin của họ xung quanh thói quen uống rượu bia và tiêu dùng rượu của các sinh viên khác và những nhận thức sai lầm là không đúng ý nghĩa với các mơ hình uống thực tế và mức tiêu thụ rượu bia. Cách tiếp cận chuẩn mực xã hội là sửa chữa những nhận thức sai lầm để giảm những tiêu cực của việc uống rượu bia (uống vô độ).

SNT cho rằng các quy chuẩn chủ quan, hoặc sự mong đợi cảm nhận của người khác hoặc các nhóm tương đồng chấp nhận hoặc không chấp nhận một hành vi cụ thể, cùng thái độ đối với hành vi là yếu tố quyết định hành vi đó. SNT thừa nhận rằng những người được đánh giá cao, ảnh hưởng bởi những gì họ nghĩ rằng các đồng nghiệp của họ đang làm hoặc suy nghĩ, và sau đó phù hợp với những gì họ tin là chuẩn mực, hoặc kỳ vọng xã hội. Chính những nhận thức này có thể làm cho con người đánh giá quá cao về hành vi vấn đề và đánh giá thấp về hành vi lành mạnh. Những nhận thức sai lầm có xu hướng làm gia tăng hành vi vấn đề và làm suy giảm hành vi lành mạnh, bởi vì mọi người hành động phù hợp với những gì họ nghĩ là quy chuẩn (chuẩn mực) hoặc theo lẽ bình thường (National Social Norms Resource Center, 2008).

SNT cũng thừa nhận rằng các quy chuẩn chủ quan xuất phát từ đánh giá sai (khơng chính xác) về những gì người khác làm sẽ ảnh hưởng đến hành vi xã hội (Berkowitz, 2005; DeJong, 2003;. DeJong và cộng sự, 2006). Quy chuẩn xã hội bao gồm một loạt các thái độ, niềm tin và hành vi, trong đó có truyền thống văn hoá, chuẩn mực cộng đồng và hơn nữa là phong tục tập quán và hành vi nói chung. Sức mạnh của các quy chuẩn xã hội chính là tạo sự ảnh hưởng đối với mọi người theo các cách lành mạnh hoặc không lành mạnh. Nếu chúng ta nhận thức rằng hầu hết mọi người đều uống quá nhiều rượu bia trong các bữa tiệc (và xem như đó là việc bình thường) thì chúng ta cũng gần như có hành động tương tự như họ.

Những giả định này được khẳng định thông qua nhiều nghiên cứu sâu về hành vi tiêu dùng bia rượu, hút thuốc lá và những can thiệp để đẩy mạnh hành vi chấm dứt hút thuốc lá, sử dụng nước uống tốt cho sức khoẻ, lái xe an toàn, chấp hành luật lệ trong lứa tuổi thanh niên, sinh viên trong các trường đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rượu bia của người dân tại thành phố tây ninh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)