Trong mô ̣t c ặp cụm tính từ trái nghĩa , hai loạt đờng nghĩa tính từ trung tâm có quan hê ̣ trái nghĩa tr ực tiếp với nhau, cịn các loạt đờng nghĩa tính từ vệ tinh của hai cụm có mối quan hê ̣ trái nghĩa gián ti ếp với nhau. Mạng từ tiếng Viê ̣t đã xác lập
được trên 400 cụm tính từ trái nghĩa, tương đương khoảng 1000 từ. 400 cụm này đươ ̣c hợp lại thành trên 200 cặp cụm từ trái nghĩa [36, 37, 49].
Sau đây là một số ví dụ về các cặp cụm từ trái nghĩa:
- vui, vui ngất ,…- buồn, buồn hiu, buồn rượi, buồn teo, buồn tênh, buồn
thiu,… cụm trái nghĩa C cụm trái nghĩa trắng bê ̣ch đen trắng trắng tinh trắng phau trắng xố trắng ởn trắng ḿt đen kít đen sì đen lẻm đen nhán h đen láng đen kịt
trái nghĩa trực tiếp trái nghĩa gián tiếp
quan hê ̣ tƣơng tƣ̣
- thẳng, thẳng đuỗn, thẳng đuột, thẳng tắp, thẳng tuột,…- cong, cong tớn, cong vắt, cong veo, cong vút,…
- dài, dài đuỗn, dài nghêu, dài ngoằng, dài ngoẵng, dài ngoẵng, dài nhằng,
dài thượt,… - ngắn, ngắn tủn, ngắn tũn ,…
- thơm, thơm lừng, thơm lựng, thơm ngát, thơm nức, thơm phức,…-thối,
thối hoắc, thối hoăng hoắc, v.v.
4.6. Biến đổi nghĩa của từ trái nghĩa
Nghĩa từ không đứng im, mà luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính sự biến đổi nghĩa từ này đã đưa đến chuyện một cặp từ trái nghĩa có thể có nhiều cặp trái nghĩa, một chùm trái nghĩa có thể có nhiều cặp trái nghĩa.
Ở bậc đại cương, có thể đề cấp đến các loại biến đổi nghĩa sau: ẩn dụ và hoán dụ, khái quát hoá và chuyên biệt hoá, xấu nghĩa và tốt nghĩa, loại suy.
Trái nghĩa là câu chuyện xảy ra mạnh và nhiều đối với các đơn vị từ vựng thuộc khu vực tâm trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ, chủ yếu diễn ra trong khu vực từ loại tính từ, động từ, do đó, biến đổi nghĩa xảy ra ở hệ thống từ vựng trái nghĩa thường chỉ diễn ra ở các dạng ẩn dụ và hoán dụ, xấu nghĩa và tốt nghĩa, bởi lẽ, khái quá hoá và chuyên biệt hoá phù hợp với lớp danh từ và động từ hơn (do quan hệ ngữ nghĩa đặc thù, chủ đạo của danh từ và động từ là quan hệ bao thuộc, tổng phân và cách). Trong số hai cặp khả năng biến đổi này, biến đổi nghĩa ở từ trái nghĩa chủ yếu xảy ra ở cặp ẩn dụ và hoán dụ, vì xấu nghĩa và tốt nghĩa liên quan đến hàm nghĩa sắc thái, mà hàm nghĩa sắc thái, xét trong sự liên quan với hàm biểu vật và hàm biểu niệm thì chiếm một vị trí khá khiêm tốn. Trong nội bộ cặp ẩn dụ và hốn dụ thì biến đổi nghĩa của các từ trái nghĩa diễn ra ở ẩn dụ nhiều hơn, vì quan hệ tương cận (về mặt lơ gích) diễn ra ở danh từ và động từ mạnh hơn ở tính từ. Trong nội bộ cặp xấu nghĩa và tốt nghĩa thì quá trình xấu nghĩa xảy ra mạnh hơn so với tốt nghĩa; quá trình tâm lí thực tế của con người đã quy định điều này.
Việc nghiên cứu biến đổi nghĩa là nhiệm vụ của ngành ngữ nghĩa học lịch sử, do đó, ở đây khơng trình bày lại các q trình biến đổi nghĩa chung chung, mà chỉ
trình bày những điểm đặc hữu về quá trình biến đổi nghĩa của hệ thống từ vựng trái nghĩa mà thôi. Biến đổi nghĩa xảy ra ở các đơn vị từ vựng trái nghĩa có những đặc điểm đáng chú ý sau:
- Các từ trái nghĩa với nhau luôn cùng thuộc về một trường từ vựng và các nghĩa được xem là trái nghĩa với nhau luôn được xét trên cùng một thang độ lơ gích - ngữ nghĩa, đo đó, q trình biến đổi nghĩa xảy ra với các đơn vị từ vựng trái nghĩa thường đi chung theo một chiều hướng. So sánh: già-non (cau già-cau non) -> già-
non (đi già nửa đường thì xe hỏng - đi non nửa ngày mới đến nơi) -> già-non (cân già-cân non) -> già-non (một thợ máy già - tay nghề non); to-nhỏ (ngôi nhà to - ngơi nhà nhỏ) -> to-nhỏ (nói to - nói nhỏ) -> to-nhỏ (chức to - chức nhỏ),… Điều
này có thể áp dụng cho hầu hết các đơn vị từ vựng trái nghĩa đa nghĩa cơ bản. Riêng những đơn vị được cấu tạo phái sinh theo phương thức ghép phủ định thì hồn tồn khác, vì quá trình biến nghĩa chỉ xảy ra ở các đơn vị không đánh dấu, và thường khơng hoặc ít xảy ra với các đơn vị có cấu tạo phủ định. Chẳng hạn như trong cặp
tiện-bất tiện, tiện xuất hiện nhiều nghĩa mới, nhưng bất tiện thì khơng có khả năng
biến đổi nghĩa.
- Trong một cặp từ trái nghĩa, đơn vị từ vựng nào được nhận diện là đơn vị khơng đánh dấu, đơn vị đó có năng lực phát triển nghĩa mạnh hơn. Ví như cặp từ trái nghĩa già-non, trong khi già xuất hiện các nghĩa “tiếp tục lấn tới, làm mạnh,
không chùn tay” (được thể lên nước làm già), “người cao tuổi” (kính già yêu trẻ), “chị của mẹ” (chị em con dì con già), thì từ trái nghĩa tương ứng non hồn tồn khơng có các nghĩa này. Trong các cặp trái nghĩa đi-về, ra-vào, lên-xuống thì, những đơn vị từ vựng không đánh dấu đi, ra, vào, lên cịn có thêm nhiều nghĩa ngữ pháp mà các đơn vị đánh dấu tương ứng khơng có. Trong những cặp trái nghĩa như
cao-thấp, dài-ngắn, nhanh-chậm, to-nhỏ,… thì những đơn vị đứng bên tay trái là
những đơn vị khơng đánh dấu, chúng ln có một nghĩa gốc vốn khơng có nghĩa trái ngược tương ứng, như trong các cách nói chiều cao, độ dài, độ nhanh,… (và đây chính là những nghĩa được danh hố).
- Trong một cặp trái nghĩa, cực đánh dấu thường là cực nhận được nhiều ứng cử viên mà cái nghĩa trái ngược của chúng có được là do sự chuyển nghĩa từ những đơn vị hoàn toàn xa lạ. Chẳng hạn, ở cực đánh dấu của cặp trái nghĩa sống-chết, cực này nhận được hàng loạt các đơn vị từ vựng khác do chuyển nghĩa mà thành: tắt thở,
nhắm mắt xuôi tay, ăn đất, quy tiên,… Trong ví dụ kiểu này, ngơn ngữ nào cũng có
hàng chục biểu thức ngơn ngữ khác nhau được dùng để biểu thị ý nghĩa “chết”. - Do năng lực ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng không đánh dấu trong cặp trái nghĩa mạnh hơn đơn vị từ vựng đánh dấu nên quá trình biến đổi nghĩa đã đưa đến các hệ quả làm thay đổi các quan hệ ngữ nghĩa có thể có của đơn vị từ vựng trái nghĩa, thậm chí cịn làm xuất hiện các quan hệ ngữ nghĩa mà ít người ngờ tới. Ví dụ, trong cặp trái nghĩa đi-về, khi đi chuyển nghĩa thành nghĩa “chết” (cụ đã đi rồi) thì
về cũng xuất hiện nghĩa “chết” (cụ đã về với tổ tiên); lúc này đi và về lại đồng nghĩa
với nhau.
- Quá trình biến đổi nghĩa của nhóm từ trái nghĩa biểu nghĩa thuộc tính người, liên quan đến người diễn ra mạnh mẽ hơn tất các nhóm từ trái nghĩa khác. Điều này cũng có nghĩa là chiều hướng chuyển nghĩa từ phạm vi ngữ nghĩa chỉ thuộc tính của người và liên quan đến người sang các phạm vi ngữ nghĩa khác mạnh hơn là chiều hướng chuyển nghĩa từ phạm vi ngữ nghĩa chỉ vật và liên quan đến vật sang phạm vi ngữ nghĩa chỉ người và liên quan đến người. Nguyên lí nhận thức dĩ nhân vi trung là cái quyết định điều này.
4.7. Tiểu kết
Trong chương này, luận án đã đi sâu vào việc tìm hiểu cơ cấu ngữ nghĩa của hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt. Cơ cấu ngữ nghĩa của hệ thống từ trái nghĩa đã được chúng tôi tập trung miêu tả thông qua các khái niệm công cụ quan trọng là cặp từ trái nghĩa, cặp trái nghĩa, chùm trái nghĩa, chuỗi trái nghĩa. Bên cạnh đó, để giúp cho việc hình dung cơ cấu ngữ nghĩa của hệ thống từ trái nghĩa được rõ ràng hơn, chúng tôi cũng đã sơ lược đề cập đến một số đặc điểm chủ yếu của quá trình biến đổi nghĩa của từ trái nghĩa. Chính q trình biến đổi nghĩa này đã tạo ra được một
cơ chế ngữ nghĩa cho phép gắn kết các cặp trái nghĩa lại với nhau để tạo thành các cặp từ trái nghĩa, chùm trái nghĩa và chuỗi trái nghĩa.
Hai từ có nghĩa trái ngược nhau tạo nên một cặp từ trái nghĩa. Hai nghĩa trái ngược nhau tạo nên một cặp trái nghĩa. Tập hợp các từ có nghĩa trái ngược với một từ đang xét tạo nên một chùm trái nghĩa. Tập hợp các cặp trái nghĩa giống nhau về nghĩa từng đôi một tạo nên chuỗi trái nghĩa. Một mạng lưới bao gồm những quan hệ chằng chéo và phức tạp như vậy cho phép ta hình dung được cơ cấu ngữ nghĩa chung của hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt trong tổng thể từ vựng tiếng Việt. Nói cách khác, một mạng lưới quan hệ của những phần tử là cặp từ trái nghĩa, cặp trái nghĩa, chùm trái nghĩa, chuỗi trái nghĩa như vậy cho phép ta có thể hình dung được một cách trực tiếp tổ chức ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng trái nghĩa tiếng Việt nói riêng, và theo đó, hình dung được phần nào tổ chức ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung với tư cách là một chỉnh thể vỗn dĩ được cố kết lại với nhau bằng các quan hệ ngữ nghĩa khác nhau (như bao thuộc, tổng phân, cách, nhân quả,...) trong đó có quan hệ trái nghĩa. Nếu nhìn ở khía cạnh vận dụng thực tế, trong một chừng mực nào đó, có thể xem cách hình dung cơ cấu ngữ nghĩa của hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt như thế này là một cơ sở ban đầu, có tính chất cục bộ (nhất là đối với hệ thống tính từ tiếng Việt) để người ta có thể tiến hành thiết kế, tổ chức các nguồn hay kho ngữ liệu từ vựng (chẳng hạn như các từ điển, các bộ từ vựng tinh thần) về mặt ngữ nghĩa.
Nghiên cứu cơ cấu ngữ nghĩa của hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt, ta thấy rằng chúng có liên quan mật thiết đến các cơ chế từ pháp. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc hình thành các chuỗi trái nghĩa, một loại tổ chức ngữ nghĩa được tạo nên một phần nhờ cơ chế ghép và láy. Đặc biệt hơn, trong tổ chức ngữ nghĩa của hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt cịn có một loại chuỗi trái nghĩa hết sức quan trọng, đáng chú ý và có thể được xem là nét đặc hữu của hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, đó là những cặp cụm trái nghĩa – cái vốn cũng lại được hình thành theo một cơ chế cấu tạo từ đặc trưng của tiếng Việt là cơ chế ghép chính phụ biệt nghĩa.
Chƣơng 5. KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỪ TRÁI NGHĨA TIẾNG VIỆT 5.1. Đặt vấn đề
Trong chương này, chúng tôi đi sâu vào việc khảo sát khả năng hoạt động của từ từ trái nghĩa tiếng Việt. Vì khả năng hoạt động của từ trái nghĩa là một phạm vi rộng, và do khuôn khổ của một luận án, chúng tôi giới hạn nghiên cứu của mình vào phạm vi khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt.
5.2. Những kiến giải đã có
Trong Việt ngữ học, hiện tượng từ trái nghĩa đã được đề cập trong các cơng trình: (1) từ vựng học, (2) từ pháp học, (3) ngữ pháp văn bản, và (4) từ điển ngữ văn. Trong cả bốn nguồn tài liệu này, hiện tượng khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt cũng được đề cập đến với mức độ nông hay sâu, trực tiếp hay gián tiếp khác nhau, dưới các góc nhìn và mục đích khác nhau.
Về mặt lí thuyết, khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt được đề cập một cách trực tiếp trong các giáo trình từ vựng học và được đề cập một cách gián tiếp trong các cơng trình ngữ pháp văn bản, từ pháp học. Trong từ vựng học, dù Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên đề cập đến hiện tượng từ trái nghĩa trong tiếng Việt, song vấn đề khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt chưa từng được ông đề cập đến [4], ngay cả trong Giáo trình từ vựng học tiếng Việt mới xuất bản gần đây
nhất [10]. Nguyễn Văn Tu trong Từ vựng học tiếng Việt hiện đại là nhà Việt ngữ
học đầu tiên đề cập đến một cách trực tiếp khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt: Ông viết “từ trái nghĩa trong tiếng Việt thường xuyên dùng với nhau trong một câu hoặc một tục ngữ, ca dao hoặc trong một thành ngữ thậm chí cũng dùng để tạo ra một từ ghép” [63, tr. 110]. Tiếp nối Nguyễn Văn Tu, nhiều cơng trình nghiên cứu về sau này đều cho rằng từ trái nghĩa là những từ có khả năng cùng xuất hiện trong một ngữ cảnh [11, 27, 28, 60, 62]. Tuy nhiên, những tác giả này cũng mới chỉ nói tới khả năng xuất hiện trong một ngữ cảnh chung chung, chứ không chỉ ra được phạm vi ngữ cảnh cụ thể là “một câu hoặc một tục ngữ, ca dao hoặc trong một thành ngữ” như Nguyễn Văn Tu từng chỉ ra.
Như vậy, nhìn chung khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt trong ngữ cảnh đã được một số nhà nghiên cứu để ý và nói tới. Dù vậy, khi nói đến khả năng đồng hiện này của từ trái nghĩa, các tác giả chưa đi được vào chi tiết cụ thể để có thể giới hạn hay đưa ra được những mơ hình, kết cấu ngơn ngữ đặc thù mà từ trái nghĩa thường hay xuất hiện, và do đó, dường như cũng chưa thực sự thấy rõ được tầm quan trọng của nó trong việc nhận diện và miêu tả từ trái nghĩa.
Trong nghiên cứu ngữ pháp văn bản, vấn đề khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt cũng được đề cập một cách gián tiếp. Từ trái nghĩa được xem như là một trong những phương thức liên kết văn bản mà người ta thường gọi là phép đối. Do vai trị liên kết của mình, các từ trái nghĩa trong cách tiếp cận của ngữ pháp văn bản thường được xem là có khả năng xuất hiện ở phạm vi giữa các câu với nhau, chứ không phải là nội bộ câu. Trần Ngọc Thêm trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (1985) là người đầu tiên đã nêu ra hiện tượng này một cách hệ thống [53].
Tiếp sau Trần Ngọc Thêm, một số tác giả khác khi nghiên cứu về ngữ pháp văn bản cũng vẫn xem từ trái nghĩa như là một trong những phương tiện để tạo nên phép đối trong liên kết văn bản (như Diệp Quang Ban 1998, Nguyễn Thị Việt Thanh 1999). Như vậy, với mục đích làm rõ tính liên kết của văn bản, dưới góc nhìn của ngữ pháp văn bản, khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa không được công khai ghi nhận, và do đó, chưa được gọi tên một cách chính thức. Tuy nhiên, những phát hiện về năng lực liên kết mà các từ trái nghĩa có thể có được ở trong văn bản là những phát hiện quan trọng, gần gũi với những phát hiện về mặt chức năng của từ trái nghĩa ở trong diễn ngôn của một số nghiên cứu hiện đại sau này [114, 116, 118, 127, 128, 134, 156].
Trong nghiên cứu cấu tạo từ tiếng Việt, các nhà nghiên cứu khi miêu tả cấu tạo từ tiếng Việt [2, 3, 13, 21, 22, 32, 38, 41, 52, 62, 64,…] cũng đã đề cập đến một mơ hình cấu tạo từ ghép đẳng lập từ những yếu tố có nghĩa trái ngược nhau như trên
dưới, ngược xi, tốt xấu,… Có thể xem đây như là một sự đề cập gián tiếp đến khả
năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt dù đó là một sự đồng hiện xét ở góc độ định danh, cấu tạo từ. Chính vì lẽ đó mà khả năng hành chức này của những yếu tố có nghĩa trái ngược nhau đã được một số nhà từ vựng học tận dụng và xem đây như là một trong những đặc điểm của từ trái nghĩa. Xét ở góc nhìn này, Nguyễn Văn Tu
[63, tr.110] cũng là nhà từ vựng đầu tiên đề cập đến khả năng đồng hiện này (như đã dẫn ở trên) tuy rằng ông chỉ xem đây là một khả năng hành chức của từ trái nghĩa, chứ không phải là một tiêu chí để nhận diện từ trái nghĩa [63, tr. 202]. Như vậy, dưới góc nhìn của cấu tạo từ, khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt cũng chỉ được đề cập một cách gián tiếp ở một phạm vi hẹp, cụ thể là trong cơ chế ghép đẳng lập mà thôi. Do xem xét vấn đề từ góc độ từ pháp nên dù đã đề cập gián