6. Bố cục của luận án
1.3. Cơ sở lí thuyết của việc nghiên cứu từ trái nghĩa tiếng Việt
1.3.2. Quan niệm về nghĩa
Khái niệm nghĩa là một khái niệm trung tâm của ngôn ngữ học. Dù muốn hay không, trường phái ngôn ngữ học nào cũng phải đề cập đến nó. Do vậy mà cho đến nay trong ngơn ngữ học đã có nhiều quan niệm khác nhau về nghĩa được đề xuất và phát triển. Tuy nhiên, nhìn ở mức độ tổng quan, có thể đề cập đến hai nhóm
quan niệm quan trọng. Nhóm quan niệm thứ nhất coi nghĩa như là một thực thể; nhóm quan niệm thứ hai coi nghĩa như là một quan hệ. Đối với nhóm thứ nhất, nghĩa có thể được xem như là chỉ vật (referent), tồn tại ngồi hiện thực; nghĩa cũng có thể được xem như là một thực thể tinh thần, tồn tại trong trí não con người. Đối với nhóm thứ hai, nghĩa chính là mối quan hệ xét trên nhiều chiều kích: có thể là mối quan hệ giữa tín hiệu ngơn ngữ với chỉ vật ngồi hiện thực, có thể là mối quan hệ giữa tín hiệu ngơn ngữ với người sử dụng ngơn ngữ, có thể là mối quan hệ giữa tín hiệu ngơn ngữ với hồn cảnh sử dụng ngơn ngữ,…
Trong luận án này, chúng tôi coi nghĩa là một thực thể, một thực thể tinh thần trừu tượng tồn tại trong trí não người bản ngữ, chứ khơng phải là một thực thể cụ thể hay một lớp thực thể chung chung tại ngoài hiện thực. Quan niệm nghĩa với tư cách là một thực thể tinh thần là một quan niệm vốn dĩ đã từng tồn tại trong quan niệm của ngữ nghĩa học tiền cấu trúc và ngày nay đã được ngôn ngữ học hậu cấu trúc mà cụ thể là ngôn ngữ học tri nhận tận dụng, phát triển và đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nghĩa, trong quan niệm này, nói chung được xem như là những nội dung tinh thần mà con người khi nhận thức, phản ánh thế giới đã cố định hố vào trong tín hiệu ngơn ngữ; nghĩa vừa là công cụ, điểm xuất phát vừa là kết quả đầu ra, điểm đến của quá trình nhận thức của con người bằng tín hiệu ngơn ngữ.
Xét về mặt lịch sử nghiên cứu ngơn ngữ nói chung và nghĩa ngơn ngữ nói riêng, đã có ba cách tiếp cận đến nghĩa: cấu trúc luận, chức năng luận và tri nhận luận. Cấu trúc luận coi nghĩa là mặt nội dung của tín hiệu ngơn ngữ và được xác lập nhờ mối quan hệ của chính tín hiệu đó trên cả khía cạnh hệ hình và ngữ đoạn với các tín hiệu khác trong hệ thống ngơn ngữ; ngữ cảnh sử dụng thực tế của tín hiệu ngơn ngữ dường như đã bị gạt khỏi chương trình làm việc của cấu trúc luận. Trong nghiên cứu ngữ nghĩa học của cấu trúc luận, thực thể từ trái nghĩa và quan hệ trái nghĩa giữa các từ luôn chiếm một vị trí quan trọng, song việc xác lập từ trái nghĩa luôn được thực hiện qua các liên tưởng độc lập, tách rời bối cảnh sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, ngôn ngữ vốn là một hệ thống, một hệ thống chức năng, tồn tại và hoạt động trong chức năng và nhờ chức năng. Chính vì thế việc xem xét nghĩa khơng thể khơng tính tới yếu tố ngữ cảnh, và do đó, việc xem xét hay xác lập từ trái nghĩa, đầu tiên và trước hết, ln phải dựa vào ngữ cảnh. Vì vậy mà trong Ngữ nghĩa học gần đây, tác giả Lê Quang Thiêm từng cho rằng “Để khắc phục những hạn chế của cấu
trúc luận thuần t, lơ gích hình thức cơ giới luận trong nghiên cứu nghĩa cần quán triệt, tận dụng quan điểm chức năng luận, tri nhận luận (…) mà ngữ nghĩa học thời hậu cấu trúc luận đã có nhiều vận dụng và thành tựu đáng ghi nhận” [54, tr.189]. Hay nói như J. R. Firth, “Tơi đề nghị chia tách nghĩa hay chức năng ra thành một chuỗi các chức năng thành tố. Mỗi một chức năng sẽ được xác định như là việc sử dụng một hình thức hoặc yếu tố ngơn ngữ trong trong thế liên quan đến những ngữ cảnh xác định (….). Nghĩa chính là chức năng trong ngữ cảnh” [103, tr. 29]. Việc xem xét nghĩa trong ngữ cảnh, gắn với chức năng sử dụng như vậy chính là quan điểm của chức năng luận.
Dù có một sự khác biệt đáng kể trong quan niệm về nghĩa, song cả cấu trúc luận và chức năng luận vẫn có một điểm giống nhau quan trọng là chúng đều coi nghĩa như là tập hợp các thông tin thuần tuý ngôn ngữ (cần và đủ). Đây là một quan điểm khác, đối lập hoàn toàn với tri nhận luận. Trong quan điểm của tri nhận luận, khơng có sự phân biệt giữa thông tin ngôn ngữ (thông tin ngữ nghĩa nghĩa vốn được xét theo điều kiện cần và đủ) và thông tin bách khoa. Do vậy, nghĩa trong quan niệm của tri nhận luận được xem như là một sự giải thích, một sự nhận thức, một thực thể tinh thần bao gồm cả những thông tin ngôn ngữ lẫn thông tin bách khoa. Nghĩa chính là một thực thể tinh thần có quan hệ trực tiếp với nhận thức, và qua nhận thức, có quan hệ với hiện thực khách quan mà nghĩa phản ánh (nhờ đó mà ngôn ngữ thực hiện được các chức năng chủ yếu của mình là cơng cụ giao tiếp và cơng cụ tư duy); và khi hành chức, nghĩa được bộc lộ trên cả hai bình diện hệ thống - cấu trúc, tức bình diện thuộc về hệ thống từ vựng đóng, và bình diện chức năng, tức các phát ngơn động và mở. Chính vì vậy, trong luận án này, khi xem xét nghĩa của các thực thể từ có quan hệ trái nghĩa, chúng tơi ln tính tới cả các yếu tố hệ thống - cấu trúc lẫn các yếu tố chức năng và nhận thức. Thực vậy, chỉ khi tính tới các yếu tố hệ thống - cấu trúc, chúng ta mới có thể nhìn nhận hiện tượng từ trái nghĩa trong tiếng Việt như là một tiểu hệ thống với các phần từ là nghĩa từ và các quan hệ của nó là quan hệ trái ngược (giữa các nghĩa từ) trong hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung (như cấu trúc luận quan niệm). Chỉ khi tính tới yếu tố chức năng, chúng ta mới có thể xác định được đầy đủ năng lực ngữ nghĩa của từ và do đó là khả năng trái nghĩa có thể có của từ khi từ hiện diện trong ngữ cảnh (như chức năng luận quan niệm). Chỉ khi tính tới yếu tố nhận thức, chúng ta mới có thể nhìn
nhận hệ thống từ trái nghĩa và các nghĩa trái ngược nhau của từ với tư cách là một hệ thống động và mở, bao gộp trong mình cả thơng tin ngơn ngữ thuần tuý lẫn thông tin bách khoa, và chịu sự chi phối liên tục và đa dạng của chủ thể sử dụng ngôn ngữ (như tri nhận luận quan niệm).