Chƣơng 4 CƠ CẤU NGỮ NGHĨA CỦA TỪ TRÁI NGHĨA TIẾNG VIỆT
5.2. Những kiến giải đã có
Trong Việt ngữ học, hiện tượng từ trái nghĩa đã được đề cập trong các cơng trình: (1) từ vựng học, (2) từ pháp học, (3) ngữ pháp văn bản, và (4) từ điển ngữ văn. Trong cả bốn nguồn tài liệu này, hiện tượng khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt cũng được đề cập đến với mức độ nông hay sâu, trực tiếp hay gián tiếp khác nhau, dưới các góc nhìn và mục đích khác nhau.
Về mặt lí thuyết, khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt được đề cập một cách trực tiếp trong các giáo trình từ vựng học và được đề cập một cách gián tiếp trong các cơng trình ngữ pháp văn bản, từ pháp học. Trong từ vựng học, dù Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên đề cập đến hiện tượng từ trái nghĩa trong tiếng Việt, song vấn đề khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt chưa từng được ông đề cập đến [4], ngay cả trong Giáo trình từ vựng học tiếng Việt mới xuất bản gần đây
nhất [10]. Nguyễn Văn Tu trong Từ vựng học tiếng Việt hiện đại là nhà Việt ngữ
học đầu tiên đề cập đến một cách trực tiếp khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt: Ông viết “từ trái nghĩa trong tiếng Việt thường xuyên dùng với nhau trong một câu hoặc một tục ngữ, ca dao hoặc trong một thành ngữ thậm chí cũng dùng để tạo ra một từ ghép” [63, tr. 110]. Tiếp nối Nguyễn Văn Tu, nhiều cơng trình nghiên cứu về sau này đều cho rằng từ trái nghĩa là những từ có khả năng cùng xuất hiện trong một ngữ cảnh [11, 27, 28, 60, 62]. Tuy nhiên, những tác giả này cũng mới chỉ nói tới khả năng xuất hiện trong một ngữ cảnh chung chung, chứ không chỉ ra được phạm vi ngữ cảnh cụ thể là “một câu hoặc một tục ngữ, ca dao hoặc trong một thành ngữ” như Nguyễn Văn Tu từng chỉ ra.
Như vậy, nhìn chung khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt trong ngữ cảnh đã được một số nhà nghiên cứu để ý và nói tới. Dù vậy, khi nói đến khả năng đồng hiện này của từ trái nghĩa, các tác giả chưa đi được vào chi tiết cụ thể để có thể giới hạn hay đưa ra được những mơ hình, kết cấu ngơn ngữ đặc thù mà từ trái nghĩa thường hay xuất hiện, và do đó, dường như cũng chưa thực sự thấy rõ được tầm quan trọng của nó trong việc nhận diện và miêu tả từ trái nghĩa.
Trong nghiên cứu ngữ pháp văn bản, vấn đề khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt cũng được đề cập một cách gián tiếp. Từ trái nghĩa được xem như là một trong những phương thức liên kết văn bản mà người ta thường gọi là phép đối. Do vai trò liên kết của mình, các từ trái nghĩa trong cách tiếp cận của ngữ pháp văn bản thường được xem là có khả năng xuất hiện ở phạm vi giữa các câu với nhau, chứ không phải là nội bộ câu. Trần Ngọc Thêm trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (1985) là người đầu tiên đã nêu ra hiện tượng này một cách hệ thống [53].
Tiếp sau Trần Ngọc Thêm, một số tác giả khác khi nghiên cứu về ngữ pháp văn bản cũng vẫn xem từ trái nghĩa như là một trong những phương tiện để tạo nên phép đối trong liên kết văn bản (như Diệp Quang Ban 1998, Nguyễn Thị Việt Thanh 1999). Như vậy, với mục đích làm rõ tính liên kết của văn bản, dưới góc nhìn của ngữ pháp văn bản, khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa khơng được cơng khai ghi nhận, và do đó, chưa được gọi tên một cách chính thức. Tuy nhiên, những phát hiện về năng lực liên kết mà các từ trái nghĩa có thể có được ở trong văn bản là những phát hiện quan trọng, gần gũi với những phát hiện về mặt chức năng của từ trái nghĩa ở trong diễn ngôn của một số nghiên cứu hiện đại sau này [114, 116, 118, 127, 128, 134, 156].
Trong nghiên cứu cấu tạo từ tiếng Việt, các nhà nghiên cứu khi miêu tả cấu tạo từ tiếng Việt [2, 3, 13, 21, 22, 32, 38, 41, 52, 62, 64,…] cũng đã đề cập đến một mơ hình cấu tạo từ ghép đẳng lập từ những yếu tố có nghĩa trái ngược nhau như trên
dưới, ngược xi, tốt xấu,… Có thể xem đây như là một sự đề cập gián tiếp đến khả
năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt dù đó là một sự đồng hiện xét ở góc độ định danh, cấu tạo từ. Chính vì lẽ đó mà khả năng hành chức này của những yếu tố có nghĩa trái ngược nhau đã được một số nhà từ vựng học tận dụng và xem đây như là một trong những đặc điểm của từ trái nghĩa. Xét ở góc nhìn này, Nguyễn Văn Tu
[63, tr.110] cũng là nhà từ vựng đầu tiên đề cập đến khả năng đồng hiện này (như đã dẫn ở trên) tuy rằng ông chỉ xem đây là một khả năng hành chức của từ trái nghĩa, chứ khơng phải là một tiêu chí để nhận diện từ trái nghĩa [63, tr. 202]. Như vậy, dưới góc nhìn của cấu tạo từ, khả năng đồng hiện của từ trái nghĩa tiếng Việt cũng chỉ được đề cập một cách gián tiếp ở một phạm vi hẹp, cụ thể là trong cơ chế ghép đẳng lập mà thôi. Do xem xét vấn đề từ góc độ từ pháp nên dù đã đề cập gián tiếp đến khả năng hợp cặp của những yếu tố trái nghĩa đơn tiết để tạo từ ghép nhưng năng lực đồng hiện thực sự của những yếu tố này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khảo cứu một cách thấu đáo.
Khác với các nghiên cứu về mặt lí thuyết trong từ vựng học và trong ngữ pháp học, từ điển học thực hành tiếng Việt đề cập và xử lí hiện tượng từ trái nghĩa khá muộn. Năm 1988 với Từ điển trái nghĩa tiếng Việt, Dương Kỳ Đức (cb.),
Nguyễn Văn Dựng và Vũ Quang Hào là những người đầu tiên tiến hành xây dựng từ điển riêng về từ trái nghĩa tiếng Việt. Đây là cuốn từ điển ngữ văn đầu tiên của tiếng Việt tuy về mặt lí thuyết khơng gọi tên một cách trực tiếp khả năng đồng hiện của các từ trái nghĩa trong một ngữ cảnh song về mặt thực tiễn cũng đã gián tiếp nói lên khả năng đồng hiện của chính từ trái nghĩa khi đã tiến hành thu thập tới hàng nghìn câu văn câu thơ có các cặp từ trái nghĩa cùng xuất hiện, ví dụ như: Bây giờ
chồng thấp vợ cao, Như đôi đũa lệch so sao cho bằng (Ca dao); Căng da bụng,
chùng da mắt (Tục ngữ);…[24]. Cách làm này của Dương Kỳ Đức (cb.) cũng đã có
một vài cuốn từ điển trái nghĩa khác làm theo [20, 23, 65].
Tóm lại, có thể nói rằng trong Việt ngữ học, đa số các nhà nghiên cứu, dù là nhà từ vựng học hay là nhà ngữ pháp học, hay là từ điển học thực hành, đều đã trực tiếp hoặc gián tiếp để mắt đến một trong những đặc điểm quan trọng của từ trái nghĩa tiếng Việt là có khả năng xuất hiện trong một ngữ cảnh sử dụng, chỉ có điều, như thế nào là một ngữ cảnh sử dụng đã không được các nhà nghiên cứu chỉ ra một cách tường minh mà thơi. Phần dưới đây có nhiệm vụ làm rõ vấn đề này.