Những cách phân loại có thể có đối với từ trái nghĩa tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nghiên cứu từ trái nghĩa trong tiếng Việt (Trang 62 - 68)

6. Bố cục của luận án

2.4. Phân loại từ trái nghĩa tiếng Việt

2.4.2. Những cách phân loại có thể có đối với từ trái nghĩa tiếng Việt

Có thể chia hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt này thành nhiều loại khác nhau khi dựa trên các tiêu chí phân loại khác nhau.

Xét về tính ổn định trong liên hệ trái nghĩa, hệ thống từ trái nghĩa tiếng Việt có các loại trái nghĩa: từ trái nghĩa từ vựng (cịn gọi là từ trái nghĩa ngơn ngữ), từ trái nghĩa ngữ cảnh (còn gọi là từ trái nghĩa ngữ dụng, từ trái nghĩa lời nói).

Từ trái nghĩa từ vựng là trái nghĩa của những đơn vị từ vựng có mối liên hệ trái nghĩa thường xun, liên tục, và ổn định, có tính tập thể, và nằm trong hệ thống ngơn ngữ, ví dụ như giàu-khó, sau-trước, mới-cũ, trong-ngoài: Ai giàu ba họ, ai khó ba đời, Ăn chân sau, cho nhau chân trước, Ăn cỗ đi sau, lội bàu đi trước, Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, Ăn cơm mới khơng nên nói chuyện cũ, Bệnh ngoài miệng chui vào, vạ trong miệng trào ra,… Những từ trái nghĩa từ vựng chủ yếu

thuộc về lớp từ loại tính từ và động từ.

Từ trái nghĩa ngữ cảnh là những từ khơng có sự liên hệ trái nghĩa ổn định trong hệ thống từ vựng nhưng được ghi nhận là có tính trái nghĩa là nhờ vào ngữ cảnh, áp lực ngữ cảnh, mang tính cá nhân và nằm trong khu vực lời nói. Ví dụ như

một-ba, tiền gà-tiền thóc, thuốc Ta-thuốc Tàu, ruộng hóc-ruộng đồng, mèo già-

chuột nhắt, miệng-dạ, Bồ Tát-ớt ngâm trong Một tiền gà ba tiền thóc, Một chén

thuốc Ta bằng ba chén thuốc Tàu, Một đám ruộng hóc khơng bằng một góc ruộng đồng, Mèo già sợ chuột nhắt, Miệng Bồ Tát dạ ớt ngâm,… Loại từ trái nghĩa ngữ

cảnh này xuất hiện tương đối nhiều trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Loại từ trái nghĩa ngữ cảnh này thường là những danh từ, số từ.

Nếu xét theo tiêu chí từ loại, có các loại trái nghĩa: Từ trái nghĩa tính từ, như

rủi-may, xi-ngược, xa-gần, thơm-thối: Trong cái rủi có cái may, Trống đánh xi, kèn thổi ngược, Xa thơm hơn gần thối,… Từ trái nghĩa động từ, như sống-chết, buôn- bán, nhập-xuất: Thế gian cịn dại chưa khơn, sống mặc áo rách, chết chơn áo lành; Một con tội sống, hai con tội chết, ba con hết tội, Buôn gian bán lận, Tửu nhập ngơn xuất,… Từ trái nghĩa đại từ, như đây-đó, này-kia: nay đây mai đó, Xù đâu giả dại làm ngây, khôn kia dễ bán dại này mà ăn,… Từ trái nghĩa danh từ, như vợ-chồng, nam-nữ: Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn, Nam thực như hổ, nữ thực như miêu, Tam nam bất phú, tứ nữ bất bần,… Xét về mặt từ loại, tất cả các nhà nghiên cứu đều

dễ dàng đi đến thống nhất khi đề cập đến từ trái nghĩa ở trong tính từ và một bộ phận động từ, riêng từ trái nghĩa là danh từ hay đại từ thì đơi lúc vẫn cần chú thích. Loại từ trái nghĩa này thực chất được xác lập một phần nhờ vào sự hiện diện của ngữ cảnh đồng hiện (nay đây mai đó, đây nói cho đấy nghe, đầu chày đít thớt, thượng vàng hạ

cám, vàng thau lẫn lộn,…) và một phần nhờ vào cơ chế sử dụng nghĩa theo lối ẩn dụ

và hốn dụ (người ta lấy một thuộc tính hay một bộ phận nào đó có giá trị đối lập điển hình để thay thế cho cái thực thể hoàn chỉnh nhằm tạo nên các cách nói trái ngược nhau về nghĩa; sự trái ngược này thực chất là sự trái ngược về thuộc tính của thực thể chứ khơng phải là sự trái ngược về thực thể, như trong đầu voi đuôi chuột, đi

với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy,…).

Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp của từ trái nghĩa, có các loại từ trái nghĩa: từ trái nghĩa đơn, từ trái nghĩa phức. Từ trái nghĩa đơn là từ được cấu tạo từ một hình vị, là những đơn vị định danh cấp một (già-trẻ, lớn-bé, tốt-xấu). Từ trái nghĩa phức là những từ được cấu tạo bằng phương thức láy và ghép, là những đơn vị định danh cấp hai (to lớn-nhỏ bé, giàu sang-nghèo hèn, đẹp đẽ-xấu xa).

Xét về mặt khả năng hoạt động, có từ trái nghĩa độc lập, như sống-chết, sau-

trước: Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành, Ăn chân sau, cho nhau chân trước,...;

và từ trái nghĩa phụ thuộc, như thiên-địa, hữu-vô: Của thiên trả địa, Vô quan nhất

thân kinh, hữu tử vạn sự túc,…

Dựa vào đối lập về bậc chuyển nghĩa của từ trái nghĩa, có các loại: từ trái nghĩa gốc, từ trái nghĩa phái sinh. Từ trái nghĩa gốc là những từ trái nghĩa có nghĩa đối lập hay tương phản nhau ở ngay nghĩa gốc, nghĩa đầu tiên. Ví dụ như cặp trái nghĩa trước-sau, vợ-chồng trong câu: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, Chồng vo trịn, vợ bóp bẹp,… Từ trái nghĩa phái sinh là những từ trái nghĩa mà các nghĩa đối

lập hay tương phản nhau không phải là nghĩa gốc, nghĩa đen, nghĩa đầu tiên của từ mà là nghĩa phái sinh, nghĩa bóng, nghĩa chuyển của từ. Loại trái nghĩa này có nhiều trong thành ngữ, tục ngữ. Ví dụ: nghĩa hốn dụ "tính chất quan hệ máu mủ ruột già" của cặp xa-gần trong Cùng mẹ thì xa, cùng cha thì gần,… là cặp trái nghĩa phái sinh (song tồn cùng cặp trái nghĩa gốc xa-gần nói về “khoảng cách vật lí”). Hay như cặp

có-khơng với nghĩa hốn dụ “có nhiều/ khơng có nhiều tàn sản" trong Cha mẹ giàu

con có, cha mẹ khó con khơng, hay như cặp phú-bần với nghĩa “người giàu-người

nghèo” trong Phú bất nhân, bần bất nghĩa, hay cặp trong-đục với nghĩa “vinh quang- nhục nhã” trong Chết trong hơn sống đục (dĩ nhiên, có-khơng, phú-bần, trong-đục trong nghĩa gốc vẫn trái nghĩa với nhau, và chúng là những cặp trái nghĩa phái sinh).

Đối lập giữa ngữ nghĩa và khái niệm, ta có các loại trái nghĩa: từ trái nghĩa

ngữ nghĩa, từ trái nghĩa khái niệm. Những đơn vị từ vựng trái nghĩa ngữ nghĩa là

những đơn vị từ vựng trái nghĩa mà giữa chúng có mối liên hệ trái nghĩa thường xuyên, liên tục và ổn định, có cấu trúc ngữ nghĩa đồng hình, thường tương đương nhau về kích thước vật chất, về hàm nghĩa biểu niệm, hàm nghĩa ngữ pháp và hàm nghĩa sắc thái; quan hệ trái nghĩa giữa chúng có thể được xác định và xác lập một cách dễ dàng trong hệ thống ngôn ngữ, mà khơng cần đến ngữ cảnh cụ thể, ví dụ như sống-chết (Sống dầu đèn, chết kèn trống), khoẻ-yếu (Chết khoẻ ma, chết già ma

yếu), mua-bán (Mua cao bán hạ, mua hạ bán cao), vào-ra (Phật chửa ra, ma đã

vào, Xẩm vào cuội ra). Từ trái nghĩa khái niệm là những từ có cấu trúc ngữ nghĩa

khơng đồng hình, sự khơng đồng hình này có thể do khác nhau về một nét nghĩa của hàm nghĩa biểu niệm, ngữ pháp hay sắc thái, hay do khác nhau về kích thước vật

chất, hay do một đơn vị từ vựng của cực cấu tạo nào đó đã chuyển nghĩa để trở thành đơn vị từ vựng có nghĩa phái sinh không thường trực tương phản hay đối lập với đơn vị từ vựng của cực còn lại, hay do sự hiệp vần giữa các đơn vị lân lận trên trục ngữ đoạn; áp lực ngữ cảnh, sự đồng hiện ngữ cảnh chính là nguyên nhân đưa đến sự trái nghĩa của những từ vốn khơng có cấu trúc nghĩa đồng hình này; và người ta hiểu những đơn vị từ vựng này trái nghĩa là hiểu theo khía cạnh khái niệm

của chúng hơn là khía cạnh ngữ nghĩa. Ví dụ: mới-xưa trong câu Sông sâu há dễ

mắc cầu, trai thương vợ mới gái rầu chồng xưa. Trong ví dụ này, đơn vị từ vựng

trái nghĩa ở cực phải là đơn vị từ vựng đánh dấu, khả năng liên hệ ngược được thực hiện bắt đầu từ những đơn vị từ vựng đánh dấu này để tìm những đơn vị từ vựng trái nghĩa tương ứng. Người ta thường thực hiện một thao tác liên hệ có tính chất bắc cầu giữa những đơn vị từ vựng đánh dấu này với đơn vị từ vựng đồng nghĩa tương ứng với nó vốn có tính cách trái nghĩa cân chỉnh với đơn vị từ vựng trái nghĩa không đánh dấu. Ở đây, xưa sẽ được liên hệ tới cũ để xác lập mối quan hệ trái nghĩa với mới. Thử đối chiếu ví dụ này với những cặp trái nghĩa ngữ nghĩa tương đương sau sẽ thấy sự khác biệt giữa chúng: mới-cũ, xưa-nay. Trên thực tế, loại trái nghĩa

khái niệm này xuất hiện khá nhiều, tuy nhiên, do tính khơng cân chỉnh về mặt cấu hình ngữ nghĩa, về mặt kích thước vật chất, và thiếu vắng tính liên hệ thường xuyên, liên tục và ổn định trong cảm thức bản ngữ nên ít khi chúng được ghi nhận trong các từ điển trái nghĩa. Loại trái nghĩa khái niệm này có chức năng liên kết văn bản rất lớn, chúng thường được các nhà nghiên cứu ngữ pháp văn bản gọi là trái nghĩa gián tiếp. Ví dụ về loại trái nghĩa này là trịn-vẹo/ méo (Mít tròn, dưa vẹo, thị méo

trôn), thảo-hà tiện (Cơm khô là cơm thảo, cơm nhão là cơm hà tiện), lợi-hoạ (Tham lợi trước mắt, quên họa sau lưng),…, mạnh-mềm (Trai đua mạnh, gái đua mềm), già-tơ (Chồng già mà lấy vợ tơ, như liều thuốc độc để hờ bên thân, vịt già gà tơ) .

Xét về mối tương quan giữa ngữ nghĩa của từng yếu tố trái nghĩa trong cùng một cặp từ trái nghĩa với phạm vi ngữ nghĩa chung của đơn vị từ vựng được hình thành từ chính những yếu tố trái nghĩa trong cặp từ trái nghĩa, chúng ta có từ trái nghĩa lưỡng hợp, từ trái nghĩa lưỡng phân. Từ trái nghĩa lưỡng hợp là những từ trái nghĩa mà khi gộp nghĩa của chúng trong một cặp trái nghĩa lại ta được nghĩa của đơn vị từ vựng được cấu tạo từ chính những đơn vị từ vựng trái nghĩa trong cùng

một cặp trái nghĩa đó. Nói cách khác, hợp ngoại diên của những đơn vị từ vựng trong một cặp trái nghĩa lại ta được ngoại diên của chính đơn vị từ vựng được cấu tạo từ chính những đơn vị từ vựng trái nghĩa trong một cặp trái nghĩa đó, ví dụ: âm-

dương (âm thịnh dương suy), nam-nữ (nam nữ thụ thụ bất thân). Từ trái nghĩa

lưỡng phân là những từ trái nghĩa mà nội dung ngữ nghĩa của từng yếu tố trái nghĩa trong cặp trái nghĩa chỉ tương đương với một vùng ngữ nghĩa của đơn vị từ vựng được hình thành từ chính những đơn vị từ vựng trong cặp trái nghĩa đó. Nếu chiếu ngoại diên của từng đơn vị từ vựng trái nghĩa riêng rẽ lên ngoại diên của đơn vị từ vựng được hình thành từ những đơn vị từ vựng trái nghĩa ta chỉ thấy ngoại diên của các đơn vị từ vựng trái nghĩa riêng rẽ đó chỉ chiếm một bộ phận nhỏ trong tổng ngoại diên của đơn vị từ vựng được hình thành từ những đơn vị từ vựng trái nghĩa. Ví dụ: nóng-lạnh (Nóng như lửa, lạnh như đồng, Nóng, lạnh cũng thể mẹ con nhà

lửa), sớm-tối, sớm-chiều, sớm-khuya (Số khó làm chẳng nên giàu, thức khuya dậy sớm cho đau xương sườn),…

Dựa vào nguồn gốc, ta có các loại trái nghĩa sau. Loại thứ nhất là loại trái nghĩa thuần Việt, nghĩa là cả hai yếu tố trái nghĩa đều là thuần Việt, ví dụ như đầy-

vơi (Nhiều tiền đong đầy, ít tiền đong vơi), xa-gần (Tranh nhìn xa ma nhìn gần), no- đói (No cái bụng, đói con mắt, No ăn đắt bói, đói ăn đắt khoai). Loại thứ hai là loại

trái nghĩa gốc Hán, nghĩa là cả hai yếu tố trong trong cặp trái nghĩa đều là yếu tố gốc Hán, ví dụ như: nhập-xuất (xuất quỷ nhập thần, Tửu nhập ngôn xuất), quân tử-

tiểu nhân (Nói năng quân tử, cư xử tiểu nhân), sinh-tử (Sinh nghề tử nghiệp). Loại

thứ ba là loại vừa có yếu tố thuần Việt vừa có yếu tố gốc Hán, ví dụ như ngay-gian

(Chết thằng ngay, chết gì thằng gian), mạnh-yếu/ mềm (Mạnh dùng sức, yếu dùng chước, Mạnh hiếp yếu, sang hiếp hèn).

Cuối cùng là cách phân loại dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa-lơ gích. Đây là cách phân loại được nhiều người sử dụng, dựa trên cả sự trái ngược về mặt ngữ nghĩa lẫn sự đối lập về mặt lơ gích (tiêu chí phủ định nhau). Theo cách phân loại này, có thể chia từ trái nghĩa thành các loại: từ trái nghĩa thang độ (còn gọi là từ trái nghĩa hữu độ), từ trái nghĩa bổ sung (còn gọi là từ trái nghĩa phủ định/ lưỡng cực, từ trái nghĩa loại trừ), từ trái nghĩa quan hệ (còn gọi là từ trái nghĩa giả định/ nghịch đảo/ điểm

nhìn), từ trái nghĩa phương vị (còn gọi là từ trái nghĩa phương hướng, từ trái nghĩa đảo cực). Cách phân loại này trong Việt ngữ học cũng có mặt ở [28, 60, 62].

Từ trái nghĩa thang độ là những từ trái nghĩa mà giữa hai đối cực ngữ nghĩa của chúng cịn có các khả năng ngữ nghĩa khác. Những từ trái nghĩa kiểu này có khả

năng kết hợp với những phó từ chỉ mức độ (ví dụ như rất, hơi). Ví dụ: nóng-lạnh

(Nước giếng lạnh thì nắng, nước giếng nóng thì mưa), to-nhỏ/ bé (To đầu mà dại, bé/ nhỏ dái mà khôn), trẻ-già (Trẻ trồng đa, già trồng thông; Trẻ trồng na, già trồng chuối; Chết cha chết ơng thì trơng cây gạo, Thầy giáo già, con hát trẻ). Loại

từ trái nghĩa thang độ là loại trái nghĩa được tất cả các nhà nghiên cứu ghi nhận, ngay cả đối với những nhà ngôn ngữ học cấu trúc luận khó tính nhất. Những người theo chủ nghĩa cấu trúc một cách nghiêm nhặt thường chỉ ghi nhận duy nhất loại trái nghĩa này (Lyons, 1963, 1977; Cruse, 1986).

Từ trái nghĩa bổ sung là những từ trái nghĩa mà nếu ta phủ định từ này có nghĩa là khẳng định từ kia, và ngược lại. Ví dụ: sống-chết (một sống một chết, Bứng

cây sống, trồng cây chết), khơng-có (ăn khơng nói có). Loại trái nghĩa này thường

được các nhà triết học và lơ gích học bàn đến nhiều nhất. Loại từ trái nghĩa này được phân xuất dựa trên tiêu chí lơ gích phủ định và suy ra đối xứng; các loại trái nghĩa khác khơng đáp ứng được tiêu chí này.

Từ trái nghĩa quan hệ là những từ trái nghĩa mà chúng giả định sự tồn tại của nhau theo từng cặp quan hệ, chúng có thể đổi vai nghĩa cho nhau. Ví dụ: mua-bán

(mua tận gốc bán tận ngọn), vợ-chồng, ông-bà (Thế gian được vợ hỏng chồng, có đâu lại được cả ông lẫn bà). Loại trái nghĩa này, nhất là những đơn vị từ vựng trái

nghĩa thuộc lớp từ loại danh từ kiểu như trời-đất, vợ-chồng đơi khi bị các những khó tính chất vấn, nhất là những người theo quan niệm cấu trúc luận chặt chẽ vốn chỉ ghi nhận từ trái nghĩa trong lớp từ loại tính từ. (Những danh từ kiểu này, về thực chất, được xem là trái nghĩa là do những thuộc tính (chủ quan hoặc khách quan) đối lập vốn có của thực thể do danh từ gọi tên đem lại).

Từ trái nghĩa phương vị là những từ chỉ phương hướng và vị trí. Đó là các từ

như trên-dưới (Trên cứng dưới sâu, cày hút trâu, cấy hút người; Mẹ sớm chiều

ngược xuôi tất tưởi, con đẫy ngày đám dưới đám trên), ra-vào (Mùa bớt ra, chiêm tra vào; Nhà giàu yêu kẻ thật thà, nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần).

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nghiên cứu từ trái nghĩa trong tiếng Việt (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)