7 .Kết cấu của đề tài
2.2 Tình hình thực hiện kế tốn quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất hàng
2.2.1 Đánh giá chung
Một số nhà quản trị doanh nghiệp chưa thấy tầm quan trọng của KTQT trong việc kiểm sốt các hoạt động nói chung. Họ cho rằng bộ phận kế tốn khơng tạo ra giá trị gia tăng cho DN, chỉ đơn thuần là ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh nên chỉ cần ghi nhận sao cho đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan Nhà nước. Điều này khơng tạo khích lệ sự phát triển vai trị cung cấp thông tin phản hồi từ số liệu kế tốn.
Trình độ cơng nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh còn quá thấp, dẫn tới kết quả năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, giá thành sản phẩm cao. KTQT chưa được chú trọng trong đa số các DN sản xuất hàng TCMN và chưa có bộ phận chuyên trách về KTQT để làm nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác ra quyết định của lãnh đạo.
Các doanh nghiệp đều tổ chức đầy đủ bộ máy kế tốn và dù nhiều hay ít đều có bộ phận cung cấp các dự tốn tài chính theo các mục tiêu đã được đặt ra. Nhưng bộ máy kế toán chỉ tập trung phục vụ kế tốn tài chính, cịn kế tốn quản trị chưa được đầu tư.
Các DN sản xuất hàng TCMN chỉ sử dụng giá phí thực tế để ghi nhận sổ sách, các chi phí dự tốn kế tốn không ghi chép nên không có sự so sánh, phân tích chênh lệch chi phí so với kế hoạch, định mức đề ra nên khơng kiểm sốt được mức độ phát sinh chi phí để nhà quản trị có thể can thiệp kịp thời. Chi phí sản xuất được phân loại theo mục đích, cơng dụng của chi phí chủ yếu phục vụ kế tốn tài chính chưa sử dụng các cách phân loại phục vụ cho công tác KTQT.
Các doanh nghiệp chỉ sử dụng các chứng từ mang tính bắt buộc chưa thiết kế các chứng từ phù hợp với kế toán quản trị. Các tài khoản chi tiết chỉ mở tới tài khoản cấp 2, 3 và tài khoản chi tiết này chưa phù hợp với việc phân tích chi phí theo định phí, biến phí, chưa thực hiện được chức năng phân tích của kế tốn quản trị.
Sự hiểu biết về các vấn đề mang tính kiểm sốt của nhân viên cịn yếu, chưa nắm rõ được quy trình và hệ thống danh mục chi phí, vần đề kiểm sốt chi phí cịn quá mù mờ, việc lập các dự tốn cịn nhiều điều chưa hợp lý và cung cấp số liệu theo cách chủ quan của mình.
Sự hổ trợ của hệ thống phần mềm còn quá sơ sài, nhân viên kế toán quản trị chủ yếu phải thực hiện các báo cáo bằng thủ công. Báo cáo KTQT chỉ dừng lại ở mức độ báo cáo con số, chưa có những phân tích đánh giá sâu hơn về xu hướng, nguyên nhân tăng giảm của các biến động trong toàn bộ doanh nghiệp.
Báo cáo quản trị chủ yếu tập trung vào việc phân tích doanh thu, chưa tổ chức thực hiện hệ thống báo cáo chi phí giá thành, vốn là một phần quan trọng trong hệ thống báo cáo kế toán quản trị.