2.2 Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank
Giai đoạn từ 2008 cho đến nay là chặng đường mang nhiều dấu ấn trong lịch sử phát triển của Vietcombank. Trong chặng đường này, Vietcombank đã xác định việc khơng ngừng nâng cao năng lực tài chính, kiểm sốt chất lượng tài sản và củng cố, đẩy mạnh các hoạt động thế mạnh của Vietcombank là yếu tố quan trọng giúp tăng năng lực cạnh tranh trên thương trường. Cụ thể, hoạt động kinh doanh của Vietcombank được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau:
Về qui mô vốn và hệ số an tồn vốn:
Bảng 2.1: Năng lực tài chính của Vietcombank sau cổ phần hóa
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Vốn chủ sở hữu 13.946 16.710 20.737 28.639 41.553
CAR (%) 8,9% 8,11% 9% 11,14% 14,83%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB từ năm 2008 đến 2012)
Nguồn vốn chủ sở hữu của VCB tăng trong các năm qua, tính đến cuối năm 2012 đạt 41.553 tỷ đồng, tăng 45,1% so với năm 2011. Trong thành phần của vốn chủ sở thì vốn điều lệ chiếm tỷ trọng khá cao, vốn điều lệ là tiềm lực tài chính, là điều kiện đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTM, là uy tín để tạo lịng tin đối với công chúng. Đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề này, VCB đã nhiều lần tăng vốn điều lệ thành công bằng việc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và bán cổ phần cho cổ đông chiến lược. Tại thời điểm 31/12/2008, vốn điều lệ VCB chỉ là 12.101 tỷ đồng, đến cuối năm 2012, nguồn vốn này đã tăng lên 23.174 tỷ đồng. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012, Vietcombank giữ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức tốt và chấp nhận được so với ngành ngân hàng, tỷ lệ này đạt chuẩn theo yêu cầu của thông lệ quốc tế.
Về chất lượng tín dụng:
Bảng 2.2: Chất lượng tài sản có của VCB giai đoạn 2008-2012
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 112.793 141.621 176.814 209.418 241.163
Tỷ lệ nợ xấu (%) 4,61% 2,47% 2,83% 2,03% 2,4%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB từ năm 2008 đến 2012)
Cuối năm 2011 và trong năm 2012, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chung của ngành ngân hàng khó khăn, VCB đã linh hoạt và chủ động trong việc điều chỉnh lãi suất, đưa ra các sản phẩm tín dụng phù hợp, nhờ đó đạt được mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tồn ngành. Song song với việc xử lý nợ xấu được thực hiện một cách quyết liệt, VCB đã kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, các khoản nợ mới phát sinh cũng được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Tỉ lệ nợ xấu của VCB từ 4,61% năm 2008 đã giảm còn 2,4% vào năm 2012.VCB cũng đã thực hiện trích lập dự phịng tương ứng với phân loại nợ, bảo đảm an tồn cho hoạt động tín dụng.
Về khả năng sinh lời:
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB từ năm 2008 đến 2012)
Hình 2.1 : Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của VCB từ năm 2008-2012
Bối cảnh kinh tế trong nước khó khăn đã đặt VCB trước nhiều khó khăn, thách thức phải vượt qua. Mặt khác, VCB cũng gặp phải những thách thức trong quá trình chuyển đổi mơ hình hoạt động từ ngân hàng thương mại nhà nước sang ngân hàng thương mại cổ phần. Nhưng với nỗ lực và quyết tâm vượt khó, VCB đã duy trì được vị thế là một NHTM hàng đầu tại Việt Nam về chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Năm 2012, mặc dù hoạt động trong môi trường kinh tế nhiều biến động, VCB vẫn thực hiện việc cắt giảm lãi suất theo chỉ đạo của NHNN nhằm chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế của VCB năm 2012 đạt 5.763 tỷ đồng, tăng 60,5% so với năm 2008.
3,590 5,004 5,569 5,697 5,763 14.04% 39.39% 11.29% 2.30% 1.16% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2008 2009 2010 2011 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB từ năm 2008 đến 2012)
Hình 2.2: Biểu đồ chỉ số ROA, ROE của VCB từ năm 2008-2012
Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy ROE và ROA của VCB liên tục giảm trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Tính đến cuối năm 2012, ROE ở mức 12,61% và ROA là 1,13%. Tuy số liệu này cho thấy kết quả không thực sự khả quan, song kết quả này bị ảnh hưởng tương đối lớn bởi yếu tố thị trường. Nếu so sánh trong tồn ngành thì ROE và ROA của VCB trong bối cảnh chung của toàn ngành ngân hàng là vẫn tương đối tốt.
Về công tác huy động vốn:
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB)
: Biểu đồ tình hình huy động vốn VCB từ năm 2008 đến 30/06/2013
1.29% 1.64% 1.50% 1.25% 1.13% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% 1.80% 2008 2009 2010 2011 2012 ROA 19.74% 25.58% 22.55% 17.08% 12.61% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 2008 2009 2010 2011 2012 ROE 159,989 169,457 208,320 241,700 303,942 313,067 10.48% 5.92% 22.93% 16.02% 25.75% 3.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2008 2009 2010 2011 2012 30/06/2013
Trong giai đoạn 2008-2012, mặc dù thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất do áp lực lạm phát và việc cạnh tranh huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước, nhưng Vietcombank vẫn nỗ lực đề ra các giải pháp linh hoạt và chủ động trong việc điều chỉnh lãi suất nên cơng tác huy động vốn vẫn hồn thành tốt, tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân giai đoạn 2008-2012 đạt 16,2%. Trong những tháng đầu năm 2013, huy động vốn từ nền kinh tế vẫn gia tăng tuy nhiên gần đây có xu hướng chững lại do lãi suất huy động giảm mạnh.Tính đến ngày 30/06/2013 huy động vốn từ nền kinh tế đạt 313.067 tỷ đồng, tăng 3% so với cuối năm 2012.
Về hoạt động tín dụng:
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB)
Hình 2.4: Biểu đồ tình hình dư nợ tín dụng VCB từ năm 2008 đến 30/06/2013
Kinh tế khó khăn dẫn tới hoạt động tín dụng cũng gặp phải những thách thức do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xấu đi, chính sách “siết chặt” tăng trưởng tín dụng của NHNN, thị trường chứng khoán ảm đạm và thị trường bất động sản đóng băng… Trong tình hình đó, dư nợ tín dụng của Vietcombank vẫn duy trì sự tăng trưởng tốt và hoàn thành các kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn giai đoạn 2008-2012 đạt 20%. Tính đến 30/06/2013 dư nợ tín dụng đạt 236.179 tỷ đồng, giảm 1,5% so với cuối năm 2012.Chênh lệch giữa vốn huy động –
112,793 141,621 176,814 209,418 241,163 237,613 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 2008 2009 2010 2011 2012 30/06/2013
khiến cho hệ số sử dụng vốn giảm thấp nhất (75,8%). Trong 6 tháng đầu năm 2013, tín dụng chưa có dấu hiệu khả quan do các nguyên nhân: chất lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp chưa được cải thiện, khơng có nhiều phương án kinh doanh mới, hiệu quả nên nhu cầu vay vốn giảm sút đáng kể;cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ do hiện tượng thừa nguồn vốn ở hầu hết các ngân hàng…
Ngoài hai mảng hoạt động truyền thống là huy động vốn và tín dụng, mảng dịch vụ cũng đang được VCB chú ý phát triển. Những biến động thị trường tiền tệ thời gian qua cho thấy phát triển dịch vụ đa dạng hóa thu nhập là giải pháp lâu dài góp phần tăng trưởng nguồn thu của VCB và phân tán rủi ro cho hoạt động kinh doanh. Những hoạt động dịch vụ chính mang lại nguồn thu cho ngân hàng hiện nay là thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, thẻ, ngân hàng bán lẻ.
Giai đoạn 2008-2012 là giai đoạn ghi nhận sự trưởng thành vượt bậc của