Yếu tố cấp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần LICOGI 16 đến năm 2020 (Trang 65 - 68)

2.3. Thực trạng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại Công ty Cổ phần

2.3.3. Yếu tố cấp quản lý

2.3.3.1. Mức độ đạt được giữa thực tế so với kỳ vọng yếu tố “Cấp quản lý”

Sau khi thực hiện khảo sát về mức độ đạt được giữa thực tế so với kỳ vọng về yếu tố “Cấp quản lý”, tác giả thấy rằng nhân viên Cơng ty Cổ phần LICOGI 16 có xu hướng đạt được kỳ vọng (điểm trung bình là 3.18). Tuy nhiên, dù có xu hướng đạt kỳ vọng nhưng trong 154 người tham gia khảo sát có 41 người (chiếm 27%) cho rằng những người quản lý trực tiếp của họ không đạt được như kỳ vọng mà họ từng mong muốn khi vào làm tại cơng ty. Điều đặc biệt có thể dễ thấy ở đây đó là trong 41 người này có tới 28 người (chiếm 68%) là nữ giới – điểm khác biệt so với khi đánh giá các yếu tố khác khi tỷ lệ nam giới ln cao hơn nữ giới. Ngồi ra trong số những người đánh giá là cấp quản lý không đạt được như họ kỳ vọng thì có 36 người (88%) nằm trong độ tuổi ≤ 40. Chi tiết về mức độ đạt được của yếu tố “Cấp quản lý” được thể hiện cụ thể ở phụ lục 4.3.

2.3.3.2. Đánh giá thực trạng về “Cấp quản lý” từ kết quả khảo sát và dữ liệu thứ cấp

Bảng 2.15: Thống kê mô tả yếu tố “Cấp quản lý” Thành phần “Cấp quản lý” Mẫu Giá trị

nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Anh/Chị được lãnh đạo đối

xử công bằng 154 2 5 3.50 0.924 Anh/Chị được lãnh đạo tôn

trọng và tin tưởng trong công việc

154 1 5 3.33 0.817 Anh/Chị được lãnh đạo hỗ

trợ trong công việc 154 1 5 3.27 0.840 Lãnh đạo có tác phong lịch

sự, hòa nhã, dễ chịu 154 1 5 3.47 0.864 Cấp quản lý của Anh/Chị là

người có năng lực tốt, tầm nhìn rộng

154 1 5 3.25 0.954

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS 20

Dựa vào bảng 2.15 ta có thể thấy rằng điểm trung bình của yếu tố “Cấp quản lý” là 3.35. Ta có thể dễ dàng thấy các biến trong yếu tố “Cấp quản lý” không được đánh giá cao. Các biến “Cấp quản lý của Anh/Chị là người có năng lực tốt, tầm nhìn rộng”, “Anh/Chị được lãnh đạo hỗ trợ trong công việc”, “Anh/Chị được lãnh đạo tôn trọng và tin tưởng trong cơng việc” có điểm trung bình thấp hơn điểm trung bình chung của yếu tố với điểm trung bình lần lượt là 3.25, 3.27, 3.33. Thực vậy, tại Công ty Cổ phần LICOGI 16 đang xảy ra tình trạng đề bạt, thăng tiến thông qua ý kiến riêng của cấp trên trực tiếp cũng như cảm tính, ý kiến chủ quan của lãnh đạo mà khơng có một quy trình xét duyệt thăng tiến rõ ràng cơng khai, ngồi ra do khơng có KPI cụ thể đánh giá hiệu quả lao động của nhân viên để làm cơ sở cho việc đề bạt thăng tiến. Chính vì thế trong đội ngũ cấp quản lý, cịn có nhiều quản lý chưa thật sự phù hợp với vị trí hiện tại của mình, chưa có đầy đủ trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực mình phụ trách. Hơn thế nữa, do giai đoạn này công ty đang tiến hành tái cấu trúc hệ thống, nhiều vị trí cấp quản lý được cơ cấu lại nên có sự xung đột trong cách quản lý cũ – mới (quản lý cũ –

nhân viên mới, quản lý mới – nhân viên cũ), vì vậy mà quản lý chưa thật sự hỗ trợ được nhiều cho nhân viên trong cơng việc. Một điểm khác nữa đó là do Cơng ty hoạt động với đặc thù riêng về ngành thi cơng các cơng trình dân dụng, xây dựng, bất động sản – một ngành có tỷ lệ người lao động là nam giới cao hơn nữ giới cho nên mới phát sinh vấn đề, có một số cấp quản lý mang tư tưởng cũ là ngành này chỉ dành cho nam giới vì thế họ chưa thật sự tin tưởng nhân viên nữ trong công việc. Điều này phần nào được thể hiện ở khảo sát về đánh giá mức độ đạt được kỳ vọng yếu tố “Cấp quản lý” thì trong 41 người đánh giá khơng đạt thì có tới 28 nhân viên nữ (chiếm 68%).

So với những biến còn lại trong yếu tố “Cấp quản lý” thì hai biến “Anh/Chị được lãnh đạo đối xử công bằng”, “Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa nhã, dễ chịu” có điểm trung bình cao hơn với điểm trung bình lần lượt là 3.50, 3.47. Thực tế, tại Công ty Cổ phần LICOGI 16, mỗi nhân viên khi mới gia nhập Công ty đều được tham gia vào những buổi đào tạo về tác phong làm việc, thái độ cư xử đúng mực, nhã nhặn với đồng nghiệp, cấp trên hình thành nét văn hóa riêng biệt của Cơng ty. Chính vì vậy, nhân viên cơng ty nói chung cũng như các cấp quản lý nói riêng dường như đều có tác phong lịch sự, hòa nhã, dễ chịu. Hơn nữa, lãnh đạo Cơng ty cũng rất hịa đồng với mọi người khi tham gia những buổi sinh hoạt chung của Cơng ty, xóa mờ khỏang cách giữa sếp và nhân viên như: tiệc cuối năm, team building,…

2.3.3.3. Ưu điểm và hạn chế của yếu tố “Cấp quản lý”

Sau khi đánh giá chung về thực trạng yếu tố “Cấp quản lý”, tác giả tổng kết được những ưu điểm, hạn chế mà công ty cổ phần LICOGI 16 đã đạt được cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó cụ thể theo bảng 2.16 dưới đây:

Bảng 2.16: Ưu điểm và hạn chế của yếu tố “Cấp quản lý”

Ưu điểm Hạn chế Lý do hạn chế Quản lý còn nhiều hạn

chế về trình độ chun mơn cũng như kinh nghiệm quản lý

Việc thăng tiến dựa vào cảm tính và chủ quan của ban lãnh đạo.

Quản lý chưa thật sự hỗ trợ cho nhân viên trong cơng việc

Cơng ty đang trong q trình tái cấu trúc hệ thống nên có sự xung đột trong cách quản lý cũ – mới (quản lý cũ – nhân viên mới, quản lý mới – nhân viên cũ) Lãnh đạo Cơng ty có tác phong lịch sự, hòa nhã, cởi mở, hòa đồng với nhân viên

Chưa thật sự tin tưởng nhân viên nữ trong công việc

Một số cấp quản lý mang tư tưởng cũ là ngành thi cơng cơng trình, xây dựng, bất động sản chỉ dành cho nam giới

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại công ty cổ phần LICOGI 16 đến năm 2020 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)