Hoạt động KD ngoại hối chứa đựng rất nhiều rủi ro. Bên cạnh những rủi ro thông thường mà các hoạt động khác của NH cũng phải đối mặt như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia…, thì KD ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Thị trường ngoại hối có một đặc trưng là thị trường có tính phi tập trung cao, gần giống như thị trường OTC, cộng với thời gian giao dịch liên tục nên tỷ giá biến động thường xuyên và khó lường, vậy nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động KD ngoại hối của các NH. Theo cách hiểu của các NH thương mại, rủi ro ngoại hối phát sinh khi có biến động về tỉ giá hối đoái làm cho giá trị của các loại “ tài sản có” và “tài sản nợ” bằng ngoại tệ và vàng giảm đi.
1.2.1. Rủi ro về tỷ giá hối đoái
Để đơn giản trong phân tích, ta sẽ xét rủi ro tỷ giá trên thị trường giao ngay. Với nghiệp vụ giao ngay, nhà KD thường có ba phương pháp cơ bản để thu lãi:
Lãi thu được từ KD chênh lệch tỷ giá, chính là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có giá cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá. Vì hành vi mua bán diễn ra tại cùng một thời điểm với số lượng bằng nhau, nên KD chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá.
Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra: Do tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra, nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là thu nhập của NH. Về thực chất, trong giao dịch này, NH đóng vai trị là nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho KH, nên không chịu rủi ro tỷ giá.
Lãi phát sinh khi nhà KD tạo trạng thái ngoại hối - nhà KD có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi. Trong trường hợp này rủi ro về tỷ giá xuất hiện khi biến động tỷ giá trái chiều với phán đoán cua nhà đầu tư.
Như vậy, nhà KD ngoại hối chỉ chịu rủi ro tỷ giá khi duy trì trạng thái ngoại hối mở (open position). Trạng thái ngoại hối mở của một ngoại tệ là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ (nội và ngoại bảng) của ngoại tệ đó tại một thời điểm. Tất cả các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ (hiện tại và tương lai) đều tạo ra trạng thái ngoại tệ, trong đó thơng qua giao dịch mua bán là chủ yếu.
1.2.2. Rủi ro thanh toán
Với mỗi một nghiệp vụ KD ngoại hối do NH ký kết, luôn xuất hiện rủi ro do bên đối tác không thực hiện trách nhiệm của họ và hậu quả là hoạt động này sẽ kết thúc bằng một khoản lỗ. Giả sử, khi NH bán cho đối tác 10 triệu USD với tỷ giá USD/CHF là 1.6670 và mua một lượng này từ một đối tác khác theo tỷ giá USD/CHF là 1.6665. Sau khi đã ký kết hợp đồng với người mua, người mua bị phá sản và không thể thực hiện trách nhiệm của mình. Tỷ giá của USD/CHF trên thị trường hạ xuống còn 1.6650. NH đã mua 10 triệu USD theo tỷ giá 1.6665 nhưng không bán tiếp theo tỷ giá này được và phải chịu một khoản lỗ là 15.000CHF. Đôi khi rủi ro này xảy ra khơng phải do KH bị phá sản nhưng vì tiền về khơng kịp, hoặc KH thanh tốn chậm cũng dẫn đến rủi ro. Như vậy rủi ro thanh toán phụ thuộc vào uy tín của KH, để giảm thiểu rủi ro này các NH cần phải lựa chọn kỹ KH, chỉ ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ với KH uy tín, có quan hệ tốt hoặc có quy định một hạn mức tín dụng về ngoại tệ để khi đến hạn thanh toán, nếu trên tài khoản tiền gửi khơng đủ tiền, NH có thể cho vay để KH thanh tốn.
1.2.3. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của NH, biểu hiện trên thực tế qua việc KH không trả được nợ hoặc trả nợ khơng đúng hạn cho NH. Như vậy có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó NH là chủ nợ, KH là con nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong q trình cho vay, chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho th tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của NH.
Khi ngân hàng cấp tín dụng cho một cá nhân hay tổ chức kinh tế bằng ngoại tệ, ngân hàng đương nhiên phải đối mặc với các rủi ro như trên vì tỷ giá trên thị trường liên tục biến động, đồng thời ngân hàng cũng phải đồng gánh chịu các rủi ro với khách hàng khi họ tham gia thị trường ngoại hối, hoặc các hoạt động khác có sử dụng ngoại tệ vay từ ngân hàng.
Một điều rất đáng chú ý nữa là hậu quả của rủi ro tín dụng rất khó lường, đặc biệt trên thị trường ngoại hối các giao dịch thường mang tính dây chuyền. Vì mục đích của các nhà KD ngoại tệ ln tạo vị thế cân bằng, nên khi họ mua ngoại tệ kỳ hạn của KH này, cũng có nghĩa họ sẽ ký một hợp đồng bán kỳ hạn cho một KH khác để hưởng chênh lệch. Do vậy trên thị trường ngoại hối khi một giao dịch được thoả thuận sẽ kéo theo hàng loạt các giao dịch khác. Cho nên nếu có một khâu thanh tốn bị gián đoạn sẽ gây phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến các thành viên khác hoặc tác động đến hoạt động của thị trường ngoại hối. Đối mặt với rui ro tín dụng, NH có thể chịu rủi ro với vai trị là người cấp tín dụng, tuy nhiên cũng có thể là bất kỳ một vai trò nào khác trong chuỗi dây chuyền trên thị trường ngoại hối.