Đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại sở giao dịch ngân hàng TMCP nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 65)

Nam Á giai đoạn 2008-2011

Bảng 2.7: Lãi thuần từ KD ngoại hối và vàng của các NHTM trong giai đoạn 2008-2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Lãi thuần từ KD ngoại hối và vàng.

Năm 2008 2009 2010 2011 Techcombank 21,79 48,09 (91,38) 22,76 ACB 678,85 422,34 191,10 201.43 Eximbank 634,11 135,41 15,75 18.44 Sacombank 510,04 314,11 (169,750) 366,34 Vietcombank 952,19 918,31 561,68 609,23 NHNA 7,51 (14,4) 8,13 9.56

Nguồn:

- Ngân hàng TMCP Á Châu, Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2011, Báo cáo tài chính tóm tắt 2010, 2009, 2008.

- Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Báo cáo kết quả KD hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2011, Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010. - Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín, Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010, 2011 - Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010, 2011 - Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010, 2011

Bảng số liệu về lợi nhuận từ hoạt động KD ngoại hối của NHNA và các NHTM khác cho thấy rằng lợi nhuận hằng năm của NHNA là rất thấp so với các NH khác. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này phản ánh đúng và tương xứng với DS cũng như quy mô hoạt động KD ngoại hối của NH. Trong năm 2008 được đánh giá là năm NHNA đã phát triển mạnh trong lĩnh vực KD ngoại hối, triển khai thành công dịch vụ KD vàng trên tài khoản, đạt kết quả thu lãi từ KD ngoại hối là 7,5 tỷ đồng, tăng 294,74% so với năm 2007. DS thoanh toán xuất nhập khẩu năm 2008 tăng 18,49% so với năm 2007. Tổng thu phí thanh tốn quốc tế năm 2008 tăng 58,17% so với năm 2007 hoàn tất thủ tục mở tài khoản JPY. (Nguồn: Báo cáo thường niên NHNA năm 2008). Chứng tỏ trong năm 2008, Sở giao dịch NHNA đã có những nhận định và quyết định đúng đắn trong hoạt động KD ngoại hối. Trong năm này, các NH khác cũng có mức tăng lợi nhuận so với năm 2007 rất cao, lợi nhuận từ hoạt động KD ngoại hối của Sacombank tăng 405%, Eximbank tăng 355%, OCB tăng 186%. Trong năm 2008 tỷ giá trên thị trường ngoại hối có nhiều diễn biến phức tạp, có thể tóm tắt trong 4 giai đoạn như sau: giai đoạn đầu từ đầu tháng 1 cho đến 25/03/2008, tỷ giá liên tục giảm, thậm chí có lúc giảm dưới mức sàn; giai đoạn 2 từ 26/03 đến 16/7/2008, tỷ giá liên tục tăng nhanh, tạo cơn sốt ngoại tệ trên thị trường, giai đoạn 3 từ từ 17/07 – 15/10, trong giai đoạn này tỷ giá giảm mạnh và dần đi vào bình ổn, giai đoạn 4 từ 16/10 đến cuối năm, tỷ giá tăng trở lại. Năm 2008 là năm các NHTM thu được lợi nhuận lớn từ hoạt động KD ngoại hối và vàng, vậy nên việc NHNA thu được lợi nhuận cao cũng khơng nằm ngồi xu hướng trên.

Năm 2009 là năm đầy khó khăn với các NHTM trong hoạt động KD ngoại hối vì nguồn cung ngoại tệ hạn chế,chính sách tỷ giá thường xuyên thay đổi, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp làm cho các NH phải đối diện với nhiều rủi ro, tuy vậy, khó khăn này chỉ ảnh hưởng đến các NH khác ở mức độ làm giảm DS KD ngoại tệ và lợi nhuận. Riêng chỉ có NHNA trong năm 2009, đã lỗ đến 14,4 tỷ đồng, mức lỗ này xấp xỉ bằng 2 lần lợi nhuận của năm 2008. Dấu mốc đáng chú ý trong năm 2009 là ngày 25/11, từ đầu năm cho đến ngày 25/11, tỷ giá biến động theo hướng tăng, vì vậy hầu hết các đối tượng tham gia thị trường trong giai đoạn này đều có tâm lý giữ ngoại tệ, không bán ra để tiếp tục đợi giá lên, nhưng sau ngày 25/11, tỷ giá giảm trở lại, vì vậy nếu không chọn đúng thời điểm để bán ngoại tệ ra thì khả năng bị thua lỗ là rất lớn. Hơn nữa, một lý do nữa có thể lý giải cho việc thua lỗ của NHNA trong năm 2009 là cơ cấu KD ngoại tệ của NH còn hạn chế về loại ngoại tệ lẫn nghiệp vụ. Như đã phân tích ở phần trước, cơ cấu KD ngoại tệ của NHNA chủ yếu tập trung vào đồng USD và nghiệp vụ giao ngay, hạn chế này đã làm NH không giảm thiểu được rủi ro khi tỷ giá biến động phức tạp, cũng như không tận dụng được cơ hội từ biến động tỷ giá để thu lợi nhuận cao.

Một nguyên nhân nữa là do hoạt động KD vàng tại NHNA chưa thực sự mạnh để có thể chia sẻ rủi ro, bù đắp cho hoạt động KD ngoại tệ.

Bảng 2.8: Doanh số KD vàng tại Sở giao dịch NHNA giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: triệu lượng

Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 Doanh số KD vàng - Với tổ chức kinh tế - Với cá nhân 0,83 0,64 0,19 0,91 0,72 0,19 0,79 0.60 0,19 Doanh số mua - Với tổ chức kinh tế - Với cá nhân 0,47 0.41 0,06 0,52 0,44 0,08 0,43 0,30 0,13 Doanh số bán - Với tổ chức kinh tế - Với cá nhân 0,36 0,23 0,13 0,39 0,28 0,11 0,36 0,30 0,06

Bảng 2.9: Doanh số KD vàng tại NH Eximbank giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: triệu lượng

Năm 2008 2009 2010

DS KD vàng 6,14 10,02 33

Từ bảng số liệu 8 và 9 cho thấy rằng so sánh với một NH có hoạt động KD ngoại tệ ở mức khá trong khu vực là Eximbank, DS KD vàng của NHNA là không đáng kể. Năm 2010 DS KD vàng của Eximbank gấp hơn 41 lần của NHNA, năm 2009 gấp gần 11 lần.

Không chỉ thấp về DS, tốc độ tăng trưởng trong doanh số KD vàng của NHNA qua các năm cũng không đáng kể. Năm 2009 doanh số KD vàng chỉ tăng 10% so với năm 2008, trong khi đó năm 2010 lại giảm 13% so với năm 2009. Thậm chí doanh số KD vàng năm 2010 cịn thấp hơn cả năm 2008.

Năm 2010, hoạt động KD ngoại hối của Sở giao dịch NHNA đạt kết quả tốt với lãi thuần từ hoạt động KD ngoại hối đạt 8.13 tỷ, tăng 22 tỷ so với năm 2009 (lỗ 14.4 tỷ). Mặc dù, năm 2010 về lượng thực tế, lãi thuần của NHNA là không đáng kể, tuy nhiên lại có tốc độ tăng trưởng cao, trong khi lãi thuần của các NHTM khác có sự sụt giảm mạnh. Lãi thuần từ KD ngoại hối và vàng của Eximbank giảm hơn 88%, Vietcombank giảm xấp xỉ 50%, ACB giảm gần 55% so với năm 2009. Có 02 NH ghi nhận mức lỗ nặng từ hoạt động KD ngoại hối trong năm 2010 là Techcombank và Sacombank, Techcombank lỗ 91.38 tỷ, hơn gấp đôi lãi thuần năm 2009, Sacombank lỗ 169.750 tỷ, bằng xấp xỉ một nửa lãi thuần của năm 2009. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là hoạt động KD vàng và ngoại hối khơng cịn thuận lợi. Các sàn giao dịch vàng trực thuộc NH phải đóng cửa kể từ ngày 30/3/2010, cùng với quy định NH có chức năng KD vàng trên tài khoản nước ngoài phải tất tốn và đóng tài khoản kể từ q II/2010.

Chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ là điều khơng thuận lợi đối với các NH trong việc đẩy mạnh nguồn thu từ hoạt động dịch vụ. Bởi thực tế, kể từ khi hoạt động của các sàn giao dịch vàng chấm dứt và NH phải tất toán tài khoản KD vàng nước ngoài, đầu ra của nguồn vốn huy động bằng vàng thu hẹp dần. NH không thể huy động vàng với giá rẻ hơn tiền đồng để bán ra lấy VND cho KH vay với lãi suất cao, vì nhà băng khơng cịn cơ hội được mua đối ứng trên tài khoản nước ngoài như trước. Nguồn thu từ mảng KD ngoại hối vốn đã có dấu hiệu giảm dần trong năm 2009, đến năm 2010 lại thể hiện rõ rệt. Nguyên nhân do tỷ giá trên thị trường tự do ln có chênh lệch cao hơn giá niêm yết trên NH, nên nhà băng khó thu hút được ngoại tệ để bán lại cho doanh nghiệp. Trong suốt quý đầu tiên của năm 2010, thị trường ngoại hối thường xuyên căng thẳng với sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và chính thức lên đến 200VND/USD. Sang đến quý II, sức ép tỷ giá có dấu hiệu lắng dịu nhưng lại phát sinh một dấu hiệu bất thường là có thời điểm tỷ giá thị trường tự do thậm chí cịn thấp hơn thị trường chính thức. Khi tỷ giá trên thị trường tự do được kéo sát với giá niêm yết chính thức trong các NHTM thì nhu cầu vay ngoại tệ của doanh lại cao hơn nhu cầu mua ngoại tệ, vì thị trường ngoại hối ổn định. Rủi ro biến động tỷ giá khơng cịn là nỗi lo q lớn, nên doanh nghiệp đã mạnh dạn vay vốn bằng ngoại tệ để được hưởng lãi suất thấp hơn so với tiền đồng. Do đó, lãi thuần từ hoạt động ngoại hối của các NH trong năm 2010 phải ghi nhận những khoản sụt giảm nghiêm trọng.

2.2 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH NGOẠI HỐI THỜI GIAN VỪA QUA TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NAM Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại sở giao dịch ngân hàng TMCP nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)