Những tồn tại trong quản lý ngoại hối tại Sở giao dịch Ngân hàng Nam Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại sở giao dịch ngân hàng TMCP nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 70)

giai đoạn 2008-2011.

Các nghiệp vụ KD ngoại tệ chưa đa dạng. Như đã phân tích ở trên, một hạn chế rất lớn trong hoạt động KD ngoại hối tại NHNA là NH chỉ mới thực hiện hai nghiệp vụ cơ bản là nghiệp vụ giao ngay và kỳ hạn. Trong đó, nghiệp vụ kỳ hạn cũng chỉ mới được tiến hành trong thời gian gần đây và chiếm tỷ trọng rất thấp. Các nghiệp vụ phái sinh khác như hoán đối, tương lai, mua bán quyền chọn là những nghiệp vụ có khả năng sinh lợi cao, cung cấp những cơng cụ phịng ngừa rủi ro hiệu quả vẫn chưa được thực hiện.

Hoạt động KD ngoại tệ của NHNA chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế và điều hịa trạng thái ngoại tệ. Nói cách khác, NH vẫn chưa xem hoạt động KD ngoại hối là hoạt động KD chính mang lại lợi nhuận cao cho NH mà chỉ là hoạt động mang tính bổ trợ, đáp ứng nhu cầu của KH, thực hiện các thanh toán quốc tế của NH khi cần và điều hòa trạng thái ngoại tệ. Điều này là một tồn tại lớn, làm mất tính chủ động trong q trình KD bởi thị trường ngoại hối luôn biến động không ngừng. Nếu q trình KD của NH khơng liên tục, theo sát thị trường rất dễ rơi vào tình trạng bị động.

Hoạt động KD ngoại hối vẫn chủ yếu diễn ra tại Sở giao dịch. Một thực tế là hiện nay hầu hết các giao dịch ngoại hối tại NHNA chủ yếu diễn ra ở Sở giao dịch. Các chi nhánh và các phòng giao dịch thường chỉ đảm nhận một nhiệm vụ duy nhất là thực hiện các giao dịch, thu, chi liên quan đến ngoại tệ, vàng. Bản thân các chi nhánh, phòng giao dịch bên dưới chưa chủ động trong hoạt động KD, chưa đủ năng lực để tự quyết định việc KD.

Tỷ trọng thu nhập từ KD ngoại hối trong tổng thu nhập còn thấp. Năm 2008, thu nhập từ hoạt động KD ngoại hối chỉ chiếm 1,69% trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng, năm 2009 chiếm 3,11%, năm 2010 chiếm 4.3%. (Nguồn Báo cáo kiểm toán

hợp nhất năm 2008, 2009, 2010, 2011).

Những con số thống kê trên cho thấy đóng góp của thu nhập từ KD ngoại hối vào tổng thu nhập cua NH vẫn còn rất hạn chế. Tại Sacombank, trong năm 2008, lãi thuần KD ngoại hối đã chiếm đến 46% tổng lợi nhuận trước thuế của NH, năm 2009 là 14.4%. Tại Eximbank, năm 2008, lãi thuần từ KD ngoại hối chiếm 65.4% tổng lợi nhuận trước thuế của NH, năm 2009 là 8.8%.

Công tác quản lý rủi ro trong KD ngoại hối chưa được chú trọng đúng mức. Hiện nay công tác quản lý rủi ro về ngoại hối của NHNA vẫn do tổ Quản lý tổng hợp thực hiện. Điều này thể hiện sự bất hợp lý và chưa có sự chú trọng đúng mức đối với cơng tác quản lý rủi ro trên thị trường ngoại hối. Các hoạt động KD ngoại hối tại NH đều do tổ KD ngoại hối thực hiện, trong khi đó rủi ro lại do tổ Quản lý tổng hợp thực hiện.

Sự bất hợp lý thể hiện rõ ở hai điểm là rủi ro ngoại hối, đặc biệt là rủi ro về tỷ giá gắn liền với hoạt động KD, tỷ giá biến động không ngừng nên rủi ro cũng thường xuyên xuất hiện, trong quá trình hợp tác giữa hai tổ, nhất định không tránh khỏi những hạn chế, thiếu ăn nhập, gây tác động xấu đến kết quả KD. Hơn nữa, nhiệm vụ của tổ quản lý tổng hợp rất đa dạng, quản lý rủi ro về ngoại hối chỉ là một mảng nhỏ trong đó, cho nên sự đầu tư về thời gian, nguồn nhân lực là không cao, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả KD. Vì vậy, trong thời gian tới, NH cần có kế hoạch cấu trúc lại tổ chức hoạt động KD ngoại hối. Chuyển giao hoạt động quản lý rủi ro ngoại hối về tổ KD ngoại hối, trong bản thân tổ KD ngoại hối cũng cần có sự tổ chức chặt chẽ, chi tiết hơn, phân nhiệm rõ ràng hơn.

Thua lỗ lớn trong năm 2009. Mặc dù thị trường ngoại hối là thị trường ẩn chứa nhiều rủi ro nên việc thua lỗ là cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, trong năm 2009, hầu hết các NHTM trong khu vực đều thu lợi nhuận khá thì đây rõ ràng là một tồn tại lớn trong công tác quản lý ngoại hối tại NH. Mức lỗ của năm 2009 tương đương với lợi nhuận của năm 2008 và 2010 cộng lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ kết quả phân tích như trên, ta thấy rằng hoạt động KD ngoại tệ của Sở giao dịch NHNA ngày phát triển nhanh và ổn định qua từng năm. Tuy nhiên giao dịch mua bán giao ngay vẫn chiếm đa số trong hoạt động KD ngoại hối và cịn những hạn chế nhất định từ KH, cơng nghệ…Bên cạnh đó, hạn chế của hoạt động KD ngoại tệ tại Sở giao dịch NHNA còn do các quy định của NHNN có những điểm chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động. Tuy chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận của NH nhưng lợi nhuận từ KD ngoại tệ ngày càng tăng qua các năm và không ngừng mở rộng về các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thị trường.

Thực trạng hoạt động KD ngoại tệ tại Sở giao dịch NHNA sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp phát triển cho chương 3

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NAM Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại sở giao dịch ngân hàng TMCP nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 70)