Nâng cao khả năng cạnh tranh của Sở giao dịch Ngân hàng Nam Á trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại sở giao dịch ngân hàng TMCP nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 74)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.2.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh của Sở giao dịch Ngân hàng Nam Á trong

lĩnh vực kinh doanh ngoại hối

Nếu xét riêng mảng KD ngoại hối, khả năng cạnh tranh của NHNA là thấp so với các NHTM khác trong khu vực. Khi thực hiện phân tích để xác định vị thế cạnh tranh của mình trong lĩnh vực KD ngoại hối, bản thân NH đã xác định rõ những điểm yếu như sau:

Chiến lược dài hạn đang trong quá trình xây dựng và hồn thiện. Vì vậy, khả năng cạnh tranh cũng như định vị được thương hiệu của NH trên thị trường tài chính tiền tệ cịn gặp một số hạn chế trong khi thực hiện;

Đội ngũ nhân viên đa số còn hạn chế về kiến thức, nhiệm vụ mới, tính phức tạp cao lẫn kinh nghiệm thực tế, công tác đào tạo chưa được chú trọng đúng mức;

Danh mục sản phẩm hạn chế, chủ yếu tập trung vào một vài sản phẩm, nghiệp vụ truyền thống, chưa có sự đầu tư nghiên cứu triển khai nghiệp vụ mới và phát triển sản phẩm mới;

Chưa quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường để phân khúc, lựa chọn thị trường phù hợp.

Bước vào năm 2011, các NHTM Việt Nam nói chung, và NHNA phải đối mặt với thêm một khó khăn nữa, đó chính là áp lực từ cam kết hội nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, theo đó, từ ngày 1/1/2011, các NH nước ngồi sẽ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam mà NH khơng có quan hệ tín dụng, khơng cịn bị hạn chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các NH Việt nam sẽ phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các NH nước ngồi khơng những có bề dày kinh nghiệm, có năng lực quản trị, có trình độ cơng nghệ và nguồn vốn khổng lồ, đặc biệt là những lợi thế liên quan đến mảng KD ngoại hối. Lợi thế về mạng lưới và hiểu biết tâm lý KH của các NH trong nước sẽ giảm dần khi các NH nước ngoài thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường trong nước. Vì thế, các NH nhỏ trong nước buộc phải cải tổ tồn diện, nâng cao tính thanh khoản và liên kết với nhau để tồn tại, phải tăng vốn, hoặc sẽ phải mua bán và sáp nhập. Bên cạnh đó, NH cũng có một số điểm mạnh như chính sách giá cạnh tranh, lịch sử hoạt động có bề dày và có mạng lưới khách hàng truyền thống lớn, đội ngũ nhân lực trẻ, nhiệt huyết, có nền tảng tốt. Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh của NH trong lĩnh vực KD ngoại hối thì NH cần phải chú trọng đến ba yếu tố chính, đó là giữ vững chính sách giá cạnh tranh song song với nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Thứ hai là phải nâng cao năng lực, nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên KD và công nghệ sử dụng trong hoạt động KD ngoại hối trên nền tảng có sẵn. Cuối cùng là tiếp tục chăm sóc, giữ vững mạng lưới KH truyền thống, xác định rõ nhóm KH mục tiêu để có sự đầu tư phù hợp, ở đây, đối tượng KH phù hợp nhất với NH chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay trên địa bàn cả nước, số lượng doanh nghiệp mới thành lập, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mơ hoạt động vừa và nhỏ là rất lớn. Trong hai năm 2009 và 2010 vừa qua, mặc dù chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu nhưng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký KD mới vẫn tiếp tục gia tăng mạnh, năm 2009 tăng 12,2% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 29,4% so với năm 2009. Nếu chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008 đã có hơn 18.500 doanh nghiệp mới thành lập với tổng vốn đăng ký là 160.000 tỷ đồng (tương đương 10 tỷ USD). Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2009, số doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới tại TP.HCM vẫn tiếp tục tăng mạnh với 6.400 doanh nghiệp và tổng vốn là 90.000 tỷ đồng, gần bằng 50% tổng vốn năm 2008. Nếu chỉ xét riêng về khía cạnh liên quan đến thị trường hối đối, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia vào thị trường này, do thiếu kiến thức, kinh nghiệm v.v.. Các NHTM hiện nay đều xem nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa là thị trường nhiều tiềm năng, vậy nên nếu NHNA có chính sách hợp lý để tiếp cận nhóm KH này, xác định đây là KH mục tiêu của mình thì thị phần và vai trị của NH so với các NHTM khác trên địa bàn sẽ được cải thiện đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại sở giao dịch ngân hàng TMCP nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 74)