Tổng doanh số mua-bán ngoại tệ giai đoạn 2008-2011 quy VN D 39 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại sở giao dịch ngân hàng TMCP nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 55)

Bảng 2.2: DS KD ngoại tệ giai đoạn 2008-2011 quy VND

Đơn vị tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 Doanh số KD ngoại tệ 3.732 11.383 19.485 26.683 Doanh số mua - Tổ chức kinh tế - Cá nhân - Với NHNN 1.855 1.624 148 83 5.658 5.267 196 195 9.699 9.297 294 108 13.306 12.330 598 378 Doanh số bán - Tổ chức kinh tế - Cá nhân - Với NHNN 1.877 1.713 2 162 5.725 4.529 3 1.193 9.786 7.188 4 2.594 13.377 12.528 8,5 840,5 (Nguồn : Phòng KD ngoại hối NHNA )

Biểu đồ 2.2 Doanh số mua bán ngoại tệ giai đoạn 2008-2010 quy VND

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2008 2009 2010 2011 Doanh số mua Doanh số bán

Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy rằng DS mua, bán ngoại tệ quy VND qua các năm đều tăng lên một cách rõ rệt. Về DS mua ngoại tệ quy VND, năm 2008 là 1.855 tỷ, năm 2009 là 5.685 tỷ, tăng hơn 200%, năm 2010 là 9.699 tỷ đạt hơn 70% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 37,2% so với cùng kỳ năm trước. Sở dĩ nguồn vốn VND NHNA sử dụng để mua ngoại tệ hằng năm đều tăng mạnh là do:

Cung ngoại tệ tăng mạnh, cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam tiếp tục chứng minh là quốc gia hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, năm 2007 nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt mức kỷ lục chưa từng có 20,3 tỷ USD, tăng 100% so với năm 2006. Năm 2008 nguồn vốn FDI là 60,217 tỷ USD, tăng 222% so với năm 2007. Mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Năm 2009, FDI là 21,48 tỷ USD, chỉ bằng 30% của năm 2008 nhưng đây cũng là con số khá. Năm 2010, luồng FDI đến Việt Nam 18,595 tỷ USD, giảm 17,8% so với năm 2009, tuy nhiên, vốn giải ngân thực hiện trong năm 2010 lại đạt đến 11 tỷ USD, thực chất tăng 10% so với năm 2009. (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ

Kế hoạch và Đầu tư). Việc tăng mua và tăng dự trữ ngoại tệ được xem là một xu

hướng chung ở các NH trong giai đoạn này.

Do tác động của chính sách điều hành tỷ giá của NHNN. Trong năm 2007, NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá VND/ lên + 0,75%, đến tháng 3 năm 2008 biên độ này là + 1%, đến tháng 6 biên độ tiếp tục được điều chỉnh lên + 2%, cuối năm 2008 biên độ này là + 3%, đến tháng cuối tháng 3 năm 2009, biên độ tiếp tục được mở rộng lên đến + 5%. Trong năm 2010, thị trường ngoại hối lại một lần có sự biến động mạnh của tỷ giá VND/USD. NHNN đã thực hiện hai lần điều chỉnh tỉ giá, lần thứ nhất vào ngày 11/2/2010, tỉ giá VND/USD được điều chỉnh tăng từ mức 17.941 VND = 1USD, lên mức 18.544 VND = 1USD, tương đương 3,36%. Lần thứ hai vào ngày 17/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân liên NH từ mức 18.544 VND = 1USD lên mức 18.9321 VND = USD đồng, tăng gần 2,1%, trong khi vẫn giữ nguyên biên độ ở mức +/-3%. Dù vậy, chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá trên thị trường tự do vẫn ở mức cao.

Nếu trong năm 2008, có thời điểm tỷ giá VND/USD đã tăng tới mức 19.400 đồng/USD (ngày 20/6/2008) thì đến cuối tháng 10/2010, so với tháng trước đó, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do đã tăng khoảng 645 đồng, lên mức 20.325 VND/USD nhưng đến ngày 9/11/2010, con số này đã lên mức đỉnh là 21.200VND/USD. Chính sách này thể hiện chủ trương tạo điều kiện kinh tế Việt Nam thích nghi dần với mức độ mở cửa, đưa tỷ giá sát hơn với thị trường., chính bởi tỷ giá tăng nên cũng đã làm tăng nguồn vốn VND NHNA sử dụng để mua ngoại tệ.

Biểu đồ 2.3: Diễn biến tỉ giá USD/VND tháng 11/2009 – 12/2010

(Nguồn: Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và triển vọng năm 2011, TS Nguyễn

Hồng Nga, Nhật Trung, bài đăng trên Tạp chí Ngân Hàng, số 4/2011)

Một lý do nữa làm cho doanh số mua ngoại tệ quy VND của Sở giao dịch NHNA tăng là do trong giai đoạn 2008-2010, NH đã hoàn tất việc mở và đưa vào giao dịch rộng rãi các tài khoản ngoại tệ khác ngoài USD như GBP, CAD, JPY, v.v… Song song với việc tăng nguồn vốn VND để mua ngoại tệ, DS bán ngoại tệ thu về VND cũng tăng lên. Trong năm 2008, doanh số bán ngoại tệ quy VND là gần 2.000 tỷ đồng, sang năm 2009 tăng gấp 3 lần, đạt mức gần 6.000 tỷ đồng, năm 2010 tốc độ tăng có phần chậm lại, gấp 1,5 lần so với năm 2008, doanh số đạt ở mức gần 10.000 tỷ đồng. Trong đó khối doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, năm 2007 chiếm 91,3%, năm 2008 chiếm 79,1% và năm 2009 là 73,5%. DS VND thu về từ bán ngoại tệ cho NHNN cũng tăng mạnh trong năm 2008, 2009, chiếm hơn 20% tổng DS. DS quy VND thu về từ bán ngoại tệ tăng lên là do:

DS bán ngoại tệ tăng mạnh, nếu năm 2007, DS bán ngoại tệ chỉ là 112,3 triệu USD thì đến năm 2008 DS bán đạt 322,8 triệu USD, tăng 187,6% so với năm 2007. Năm 2009 DS bán ngoại tệ đạt 525,4 triệu USD, tăng 62,8% so với năm 2008.

Cũng tương tự như nguyên nhân là tăng nguồn vốn VND chi mua ngoại tệ, chính xu hướng vận động theo chiều hướng gia tăng mạnh của tỷ giá đã có ảnh hưởng làm tăng DS quy VND thu về từ bán ngoại tệ.

Khan hiếm ngoại tệ, trong giai đoạn 2008-2010, cộng với biến động theo chiều hướng tăng của tỷ giá và các nguyên nhân khác như tâm lý, hiện tượng đầu cơ đã dẫn đến hiện tượng khan hiếm ngoại tệ, đẩy giá bán ngoại tệ tại các NHTM luôn ở mức kịch trần.

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu mua ngoại tệ giai đoạn 2008-2011 quy USD

80% 82% 84% 86% 88% 90% 92% 94% 96% 98% 100% 2008 2009 2010 2011 NHNN Cá nhân Tổ chức

2.1.4.3 Phân tích cơ cấu doanh số mua – bán ngoại tệ năm 2011.

Biểu đồ 2.4 thấy cơ cấu DS mua ngoại tệ năm 2011 được tập trung chủ yếu vào đối tượng KH là Tổ chức kinh tế đạt 614,5 triệu USD chiếm hơn 92% trên tổng số ngoại tệ mua vào của NH. Bình quân các năm 2008, 2009 ta cũng nhận thấy rằng tỷ trọng của khối tổ chức kinh tế cũng chiếm khoảng 90% tổng DS mua ngoại tệ.

Với vị thế không phải là một NH mạnh về hoạt động KD ngoại hối, con số đạt được nêu trên thể hiện sự cố gắng rất lớn của NH trong việc đề ra những chính sách hợp lý trong việc áp dụng tỷ giá linh hoạt, chế độ lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp có quan hệ truyền thống với NH, hoặc các doanh nghiệp có giao dịch ngoại tệ với số lượng lớn và ổn định với NH. Chính từ những cách làm đó DS ngoại tệ mua vào tăng lên hằng năm và chiếm tỷ trọng cao.

Khối KH cá nhân tuy có tăng về lượng tuyệt đối qua các năm nhưng tỷ trọng lại giảm mạnh vào năm 2009, giảm xấp xỉ 50% so với năm 2008, đến năm 2011 thì tăng trưởng mạnh trở lại. Lý do có thể được giải thích từ tình hình biến động tỷ giá khá phức tạp trong giai đoạn này. ví dụ, trường hợp năm 2009, từ tháng một cho đến gần cuối tháng 11, tỷ giá trên thị trường ngoại hối biến động theo chiều hướng tăng dần. Cụ thể, trong quý I tỷ giá liên NH dao động từ 17.450 đến 17.700 VND/USD, từ tháng 4 đến tháng 9, tỷ giá dao động trong khoảng 18.180 - 18.500 VND/USD. Từ tháng 10 đến mốc ngày 25/11/2009, tỷ giá biến động rất mạnh từ 18.545-19.300 VND/USD, có lúc đạt đỉnh 19.750 VND/USD trên thị trường liên NH, còn ở thị trường tự do là 20.000 VND/USD. Chính biến động theo chiều hướng đi lên của tỷ giá đã dẫn đến tâm lý tiếp tục giữ USD để chờ giá lên ở khối cá nhân, một phần cũng là do tâm lý bất ổn trước tốc độ tăng giá nên nhiều KH cá nhân không muốn bán ngoại tệ ra hoặc nếu bán, khối KH này thường tìm đến những điểm thu đổi ngoại tệ tự do để bán với giá cao.

Tỷ trọng mua ngoại tệ từ NHNN liên tục giảm qua các năm, trong năm 2010, tỷ trọng doanh số mua ngoại tệ từ NHNN giảm mạnh, nếu năm 2009 số lượng ngoại tệ mua của NHNN là 11,135 triệu USD thì năm 2010 là 5,877 triệu USD giảm 47,13% so với năm 2009 và chỉ chiếm 1% trên tổng số ngoại tệ mua vào. Điều này một phần do chính sách tiền tệ thắt chặt trong giai đoạn này, một phần cho thấy được tính chủ động được nguồn cung ngoại hối trong hoạt động KD của NHNN.

Trong giai đoạn 2008-2011, ta có cơ cấu doanh số bán ngoại tệ của NHNA như sau:

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu bán ngoại tệ giai đoạn 2008-2011 quy USD

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 2011 NHNN Cá nhân Tổ chức

Biểu đồ 2.5 cho thấy tỷ trọng bán ngoại tệ cho các khối KH của Sở giao dịch NHNA đi ngược lại tỷ trọng mua. Theo đó, tỷ trọng bán cho khối doanh nghiệp giảm dần qua các năm, tỷ trọng bán cho NHNN lại tăng. Trong năm 2008, tỷ trọng của khối Tổ chức kinh tế chiếm hơn 90% thì đến năm 2009 chỉ còn chưa tới 89% và năm 2010 giảm xuống dưới 75%. Điều này rất khó lý giải bởi năm 2009, 2010 là năm nhu cầu mua ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu có dấu hiệu tăng. Hơn nữa, trong năm 2009, do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất vay bằng tiền đồng nên lãi suất vay bằng tiền đồng giảm còn khoảng 6%, các doanh nghiệp có xu hướng chọn cách vay VND rồi dùng VND để mua ngoại tệ thay vì đi vay ngoại tệ nên cầu ngoại tệ trên thị trường tăng. Nguyên nhân ở đây, có thể là do NHNA có quan hệ với các doanh nghiệp xuất khẩu tốt hơn là các doanh nghiệp nhập khẩu, hoặc NH có tâm lý giữ ngoại tệ lại để bán ra với giá cao hơn, hoặc chào bán ra cho các doanh nghiệp với giá cao (bằng cách thu thêm các khoản phụ phí để đẩy giá lên sát với giá thị trường tự do).

Đây có thể là một điểm bất lý trong việc điều hành hoạt động KD ngoại hối tại NH trong năm 2009, dẫn đễn việc thua lỗ khi cuối năm 2009, giá ngoại tệ giảm mạnh. Cả tỷ trọng DS bán ngoại tệ cho khối KH cá nhân cũng có xu hướng giảm các năm, năm 2008 chiếm 0,12%, năm 2009 giảm đi một nửa, chỉ còn 0,06% và đến năm 2010 chỉ còn 0,04%, rõ ràng tỷ trọng này hồn tồn khơng tương xứng với tỷ trọng mua vào và định hướng nhóm KH cá nhân là KH mục tiêu trong hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại sở giao dịch ngân hàng TMCP nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)