quy VND giai đoạn 2008 – 2011
Bảng 2.3: DS mua - bán của từng loại ngoại tệ giai đoạn 2008 – 2011
Đơn vị tính: tỷ đồng Ngoại tệ Năm 2008 2009 2010 2011 USD 2,922.93 9,366.72 16,363.21 22,098.14 EUR 364.77 1,158.58 1,961.05 2,987.23 AUD 124.16 354.86 546.71 652.78 JPY 51.83 182.04 225.62 316.55 CAD 31.29 101.94 161.03 205.08 GBP 0.97 3.59 5.73 7.67 CHF 0.07 2.02 4.06 5.09 Khác 235.98 213.25 217.59 410.46 Tổng 3,732.00 11,383.00 19,485.00 26,683.00
Qua bảng số liệu về DS mua bán quy VND theo từng loại ngoại tệ ta nhận thấy rằng những loại ngoại tệ mạnh phổ biến trong các giao dịch ngoại hối đều xuất hiện trong danh mục KD của NHNA. Hai ngoại tệ ở phía cuối bảng là số liệu là CHF và GBP tuy qua các năm đều có tốc độ tăng trưởng đáng kể tuy nhiên vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ, doanh số KD của đồng CHF trong năm 2011 chỉ chiếm 0,02%, đồng GBP chiếm 0,03%.
Biểu đồ 2.6 DS và cơ cấu mua – bán từng loại ngoại tệ giai đoạn 2008-2011 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2008 2009 2010 2011 USD EUR AUD JPY CAD GBP CHF Khác
Biểu đồ 2.6 thể hiện 5 loại ngoại tệ có tỷ trọng từ đáng kể cho đến tỷ trọng lớn trong tổng DS mua bán ngoại tệ tại NHNA trong giai đoạn 2008-2011. Biểu đồ thể hiện rõ lượng ngoại tệ được KD tại NHNA trong giai đoạn trên chủ yếu là đồng USD, tỷ trọng trung bình của đồng USD trong cả giai đoạn là khoảng 80% (năm 2008 chiếm 78,3%, năm 2009 chiếm 82,3%, năm 2010 chiếm 84% và năm 2011 chiếm 82,8%). Kế đến loại ngoại tệ được sử dụng để mua bán là đồng EUR. Mặc dù giá trị tuyệt đối của đồng EUR có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm, nhưng tỷ trọng đồng tiền này trong tổng doanh số mua-bán ngoại tệ của NH trong giai đoạn 2008-2010 lại khơng có nhiều thay đổi, xấp xỉ khoảng 10% (Năm 2008 chiếm 9,8%, năm 2009 chiếm 10,2%, năm 2010 là 10,1% và năm 2011 là 11,2%).
Từ biểu đồ trên cho thấy rằng đồng USD vẫn là đồng tiền chính được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sử dụng trong thanh toán. Trong khi kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU hằng năm của chúng ta trung bình chiếm tỷ trọng hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thì con số này thực sự chưa tương xứng.
Cũng theo kết quả nghiên cứu tổng quan xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU do Viện Nghiên cứu, quản lý Kinh tế T.Ư thực hiện cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quen sử dụng đồng EUR khi xuất khẩu vào thị trường này. Nghiên cứu đã cho thấy số lượng doanh nghiệp sử dụng đồng EUR trong giao dịch thương mại với thị trường EU chỉ đạt chưa đầy 30%, hơn 70% còn lại là giao dịch bằng đồng USD. Đây thực sự là một hạn chế lớn đối với các doanh nghiệp cũng như hoạt động KD ngoại hối của NH. Đối với doanh nghiệp, việc không sử dụng đồng EUR trong thanh toán đã bỏ qua rất nhiều thuận lợi khi sử dụng đồng tiền này mang lại như: Phương thức thanh toán thuận lợi, thống nhất giữa các nước EU; giảm thời gian giao dịch; giảm sự phụ thuộc vào đồng USD; giảm chi phí giao dịch, giảm chi phí chuyển đổi tiền tệ. Đối với NH, việc gia tăng tỉ trọng đồng EUR trong hoạt động KD ngoại hối sẽ chia sẻ được những rủi ro về ngoại hối vì đây là đồng tiền ít rủi ro và khơng lo xảy ra tình trạng khan hiếm EUR trong giao dịch.
Các loại tiền tệ khác trong cơ cấu KD ngoại tệ của NHNA cũng ở vào tình trạng tương tự như đồng EUR, tỉ trọng thấp và ít có chuyển biến lớn qua các năm. Tỷ trọng trung bình đồng AUD trong các năm 2008-2011 là 3%, tỷ trọng trung bình đồng JPY là 1,4%, và đồng CAD là 0,8%.