Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên trong quá trình tuyển dụng (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. Mô hình nghiên cứu

Khi nộp đơn ứng tuyển vào một vị trí, các ứng viên thường ít có thơng tin về tổ chức mà họ ứng tuyển, những thông tin họ biết hầu như chỉ là vị trí, tên cơng ty, yêu cầu,.. Ứng viên dễ chịu tác động của Danh tiếng công ty. Nhưng để có thể quyết định xem sẽ tiếp tục theo đuổi cơng việc mình đã chọn, họ cần biết thêm nhiều thông tin hơn. Những yếu tố cơ bản như lương, chế độ đãi ngộ, cơ hội học tập và phát triển,..đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện lặp lại tại Việt Nam và cho thấy đều có ảnh hưởng đến ý định theo đuổi cơng việc. Mặc dù lương, thưởng vẫn nằm trong nhóm các tiêu chí quan trọng nhất, nhưng kỳ vọng của người lao động về nhóm này đang giảm dần theo từng năm. Cụ thể, nếu năm 2013, khi thực hiện khảo sát, tiêu chí lương, thưởng đứng hàng đầu thì nay tụt xuống ví trí thứ 7.

Cũng chính vì nhu cầu khác trước nên phần lớn người lao động hiện nay khi tìm việc/nhảy việc thường quan tâm đến uy tín doanh nghiệp,công việc đảm bảo, môi trường làm việc ổn định và cân bằng cơng việc, có tiền để sống thỗi mái (nghiên cứu Anphabe và Nielsen, 2015). Vì vậy, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, yếu tố mà hiện nay các ứng viên trở nên quan tâm nhiều hơn, tác động đến ý định làm việc lâu dài của ứng viên đó là cơng việc họ làm sẽ như thế nào? Mơi trường văn hóa cơng ty có thuận lợi cho cơng việc của họ khơng? Cơng việc có đảm bảo cân bằng với cuộc sống của họ hay không. Tác giả muốn nghiên cứu lặp lại những yếu tố mới này để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến ý định theo đuổi cơng việc của ứng viên thế nào, có thật sự quan trọng tại Việt Nam hay khơng ?

Có rất nhiều nghiên cứu về ý định theo đuổi công việc theo nhiều quan điểm, cách phân chia khác nhau. Tuy nhiên, sau khi tổng hợp và so sánh các thang đo ý định theo đuổi công việc, tác giả thấy rằng thang đo ý định theo đuổi công việc của Nalalie Emma Rose (2006) là tổng quát, được đúc kết từ nhiều nghiên cứu trước đó và được sử dụng trong nhiều nghiên cứu sau này. Vì vậy, kết hợp với các giả thuyết nêu trên, mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên, tác giả đề nghị mơ hình trên cơ sở kế thừa mơ hình nghiên cứu của Nalalie Emma Rose (2006) và kết hợp với đặc điểm thị trường tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay như sau:

Hình 2.7. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

TĨM TẮT CHƢƠNG 2

Chương 2 tìm hiểu về các khải niệm liên quan đến tuyển dụng, vai trò của tuyển dung và ý định theo đuổi công việc của ứng viên. Sau khi trích dẫn cái khái niệm từ nhiều tác giả, tác giả đã thống nhất và đưa ra định nghĩa cho đề tài nghiên cứu. Về đánh giá mỗi qun hệ của các yếu tố đến ý định theo đuổi công việc, tác giả dựa vào các nghiên cứu có trước để vận dụng vào đề tài của mình. Cuối cùng đề xuất mơ hình nghiên cứu cho đề tài dựa trên cơ sở kế thừa mơ hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên của Nalalie Emma Rose (2006) gồm 4 thành phần: đặc tính cơng việc, lương và chế độ đãi ngộ, danh tiếng công ty, môi trường làm việc. Tác giả đề xuất thêm thành phần “cân bằng công việc – cuộc sống”. Từ đó đưa ra các giả thuyết nghiên cứu cho đề tài.

Công việc

Danh tiếng công ty

Môi trường làm việc & Văn hóa tổ chức

Cân bằng cơng việc & cuộc sống

Ý định theo đuổi công việc Lương và chế độ đãi ngộ H1 H2 H3 H4 H5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên trong quá trình tuyển dụng (Trang 33 - 36)