Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tạo động lực làm việc trường hợp bộ phận kinh doanh công ty nutifood việt nam (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4Thu thập dữ liệu

Tư liệu và thông tin cho nghiên cứu này được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn định tính, mười hai cuộc phỏng vấn cá nhân và hai cuộc phỏng vấn nhóm. Tất cả đều là phỏng vấn bán cấu trúc dựa trên mẫu hướng dẫn phỏng vấn, có thể được tìm thấy trong phụ lục 1 và 2.

Một cuộc phỏng vấn cá nhân là cuộc trò chuyện mặt đối mặt, cung cấp các cơ hội để quan sát những phản ứng và hành vi trong cuộc phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn nhóm có vai trị rất lớn khi thu thập thơng tin để nghiên cứu, cung cấp các cơ hội quan sát tổng thể phản ứng của nhiều người. Phỏng vấn bán cấu trúc cung cấp khả năng theo dõi các câu trả lời đóng góp cho tài liệu để suy luận ra kết quả thực nghiệm với một sự hiểu biết sâu sắc hơn.

3.4.1 Thành phần tham gia trong nghiên cứu

Những người trả lời là mười hai cá nhân khác nhau, gồm hai quản lý (Giám Đốc bán hàng khu vực) và mười nhân viên đại diện kinh doanh, từ hai khu vực Miền Nam và Miền Bắc thuộc bộ phận kinh doanh.

Hai quản lý được phỏng vấn, là người quản lý mười nhân viên còn lại. Những người này nằm trong số 330 nhân viên kinh doanh chính thức trên khắp VN. Cơng ty NutiFood hoạt động sản xuất và kinh doanh nội địa với hơn 1.250 nhân viên (

gồm thêm 920 nhân viên bán hàng của nhà phân phối trên khắp Việt Nam). Kết quả đạt được từ các cuộc phỏng vấn là phù hợp với nghiên cứu với sự mở rộng của từng độ tuổi khác nhau, từ các khu vực trong bộ phận kinh doanh được lựa chọn.

Tác giả nghiên cứu đã liên lạc với hai quản lý bán hàng tại bộ phận kinh doanh. Hai quản lý sau đó được yêu cầu chọn mười nhân viên tham gia dựa vào mỗi loại tuổi:18-24, 25-29; 30-39; 40-49;

Bảng 3.1. Tổng thể người tham gia phỏng vấn. Tuổi- giới tính, học vấn, thâm niên làm việc, vị trí trong bộ phận kinh doanh.

Người tham gia

Giới

tính Tuổi Học vấn

Thâm niên làm việc tại: ( năm) NutiFood Bộ phận

KD

Vị trí quản lý bán hàng Quản lý - A Nam 30-39 Đại học 8 năm 8 năm 6 năm Quản lý - B Nam 40-49 Đại học 10 năm 4 năm 3 năm Nhân viên 1 Nữ 30-39 PTTH 3.5 năm 3 năm Nhân viên 2 Nam 25-29 PTTH 5 năm 5 năm Nhân viên 3 Nữ 30-39 PTTH 4 năm 4 năm Nhân viên 4 Nam 25-29 PTTH 3 năm 3 năm Nhân viên 5 Nam 40-49 Đại học 2 năm 2 năm Nhân viên 6 Nam 30-39 PTTH 6 năm 6 năm Nhân viên 7 Nữ 25-29 PTTH 3 năm 3 năm Nhân viên 8 Nữ 18-24 PTTH 2.5 năm 2.5 năm Nhân viên 9 Nam 30-39 PTTH 4 năm 4 năm Nhânviên 10 Nam 25-29 Đại học 1 năm 1 năm Những người trả lời là 4 nữ và 8 nam, thuộc bộ phận kinh doanh.

Hai nhà quản lý là người chịu trách nhiệm quản lý nhóm 10 nhân viên cịn lại.

3.4.2 Thực hiện nghiên cứu

Những người trả lời có cơ hội chuẩn bị trước vì tác giả gửi e-mail với thơng tin về mục đích của nghiên cứu và đóng góp của họ cho nghiên cứu, cũng như quyền lợi và cam kết bảo vệ. Họ cũng được hỏi để trả lời về nhóm 2 nhân tố động

viên – duy trì gồm mơi trường làm việc, quan điểm cá nhân về các yếu tố truyền động lực.

Cuộc phỏng vấn là bán cấu trúc. Bản câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bị trước, tùy tình huống sẽ hỏi thêm. Tùy thuộc vào câu trả lời, cịn có phần cho người được hỏi Sau sự cho phép của người trả lời, tất cả các cuộc phỏng vấn được ghi chép lại. Mọi để trả lời một cách tự do .

người có cơ hội xem lại câu trả lời một lần nữa về tất cả các thông tin cần thiết được trao đổi trong các cuộc phỏng vấn.

Các cuộc phỏng vấn với hai nhà quản lý được thực hiện trong tháng 8- 2016. Mục đích phỏng vấn 2 nhà quản lý là tìm hiểu những gì họ làm để động viên nhân viên và những gì họ nghĩ rằng đó là động cơ thúc đẩy nhân viên. Các cuộc phỏng vấn với người quản lý đã được thực hiện trong phòng họp tại văn phòng Tp.HCM và Hà Nội. Trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu, người quản lý cho tác giả xem qua môi trường làm việc tại bộ phận.

Trong tháng 9 và 10, các cuộc phỏng vấn với mười nhân viên được thực hiện tại thị trường nơi họ làm việc để cho họ cảm thấy thoải mái dễ chịu nhất có thể. Lịch trình phỏng vấn được thực hiện rất đơn giản. Mục đích của các cuộc phỏng vấn là để tìm hiểu điều gì thúc đẩy cá nhân những nhân viên đó làm việc tốt trong mơi trường của họ và điều gì làm cho họ cảm thấy bất mãn, muốn ra đi khỏi công ty.

Các cuộc phỏng vấn được ghi chép cẩn thận và sau đó tóm tắt một vài lần, tác giả giải thích q trình nghiên cứu để người tham gia hiểu rõ. Các tài liệu tóm tắt sau đó được phân loại thành các chủ đề dựa trên các câu hỏi nghiên cứu. Các tư liệu từ các cuộc phỏng vấn với hai nhà quản lý và 10 nhân viên được trình bày riêng. Các kết quả thực nghiệm sau đó được phân tích và thảo luận việc dựa trên các chủ đề tương tự như các tài liệu được trình bày. Có sự so sánh giữa các nhà quản lý và nhân viên. Các phân tích và thảo luận được dựa trên 2 nhóm nhân tố động viên và duy trì của Thuyết Herzberg.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tạo động lực làm việc trường hợp bộ phận kinh doanh công ty nutifood việt nam (Trang 38 - 41)