Chất lượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tạo động lực làm việc trường hợp bộ phận kinh doanh công ty nutifood việt nam (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5 Chất lượng nghiên cứu

Tác giả đã cố gắng thực hiện để đạt độ tin cậy và chất lượng cao trong nghiên cứu. Nghiên cứu này có độ tin cậy cao vì nó đã được tiến hành phù hợp với hướng dẫn hiện hành cho các nghiên cứu định tính. Nghiên cứu mơ tả chi tiết từ các tài liệu thu thập được . Các cuộc phỏng vấn được ghi lại tỉ mỉ và câu trả lời có thể xem rõ ràng, góp phần vào sự tin cậy của báo cáo.

Để có được độ tin cậy cao, người tham gia phỏng vấn và các khu vực mà họ đang làm việc, tất cả đều ẩn danh để khuyến khích họ thể hiện sự trung thực hết mức, khơng sợ bị lộ danh tính. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận rằng mặc dù giấu tên các nhân viên, họ vẫn có cảm giác lo ngại về nguy cơ lộ danh tính khi tiếp xúc. Họ ngại các nhà quản lý cấp cao của họ biết được ai là mười nhân viên tham gia vào nghiên cứu. Đây là lý do tại sao khơng có thơng tin tên tuổi trong các nghiên cứu.

Thực tế là một trong những nhà quản lý lựa chọn nhân viên cho các cuộc phỏng vấn cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nghiên cứu. Tác giả nghiên cứu chỉ hỏi nhân viên đại diện cho tất cả các khung phân loại về độ tuổi, nếu khơng thì quản lý đã có cơ hội để lựa chọn nhân viên tự do.

Do số lượng hạn chế của người trả lời chỉ mang tính đại diện cho một tổ chức, những phát hiện của nghiên cứu này không thể được suy luận tổng quát cho các cá nhân hoặc các tổ chức khác;

Kết luận của nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm riêng, nhận thức và suy nghĩ về động lực làm việc của người trả lời. Mặc dù những phát hiện này không thể có khả năng tổng quát về sự khái quát của lý thuyết, nhưng các cá nhân và tổ chức trong các tình huống tương tự có thể tìm thấy những phát hiện này là hữu ích.

Một khía cạnh khác có thể có ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu là: thực tế là tác giả đã làm việc trong tổ chức, nhưng không phải ở cùng bộ phận kinh doanh nơi nghiên cứu được tiến hành. Tác giả nghiên cứu đã cố gắng giữ khoảng cách, tính khách quan, nhưng có thể khẳng định rằng những câu trả lời của những người tham gia trả lời có thể đã bị ảnh hưởng. Bởi thực tế là tác giả làm việc trong cùng một tổ chức với họ, hiểu rõ những gì họ đang làm.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp định tính. Có 12 người tham gia phỏng vấn, gồm 2 quản lý và 10 nhân viên theo 2 vùng Miền Bắc và Miền Nam.

Các tài liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn cá nhân, thảo luận nhóm được tóm tắt theo từng chủ đề dựa trên các câu hỏi nghiên cứu. Các kết quả thực nghiệm được thể hiện trong từng chủ đề từ các cuộc phỏng vấn với các nhà quản lý và nhân viên được trình bày riêng.

Trong chương sau tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu theo các nội dung trong mơ hình nghiên cứu đã nêu ở chương 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tạo động lực làm việc trường hợp bộ phận kinh doanh công ty nutifood việt nam (Trang 41 - 43)