Tác động của Môi trường làm việc phát triển cá nhân đến nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tạo động lực làm việc trường hợp bộ phận kinh doanh công ty nutifood việt nam (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 5 : PHÂN TÍCH –THẢO LUẬN KẾT LUẬN

5.2Tác động của Môi trường làm việc phát triển cá nhân đến nhân viên

Trước đây, một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng một số phần thưởng bên ngồi có xu hướng thực sự tăng cường động lực và cảm giác tự chủ trong cơng việc.

Nhiều nhân viên nói rằng trong cơng việc bán hàng ln có chỗ cho sự sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc và họ coi đây là một yếu tố thúc đẩy. Một nhân viên cho biết thêm rằng một số cơng việc có thể đơn điệu, nhưng chỉ là cảm nhận thôi. Đối với một nhân viên sự thách thức trong công việc là cơ hội để trải nghiệm, và đó là một yếu tố tuyệt vời cho động lực nhân viên này.

Sáu nhân viên nhấn mạnh rằng mặc dù kết quả thực hiện công việc của họ được đo lường và kiểm sốt, họ khơng cảm thấy khó chịu.

Các nhà quản lý cần phải nhận thức rằng cảm giác bị kiểm sốt có thể có một tác động tiêu cực đến động lực . Số liệu thống kê có thể ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến động lực, tùy thuộc vào nhân viên.

Các nhà quản lý nói về tầm quan trọng của mối quan hệ tốt với nhân viên, và cũng có một số nhân viên nói họ có mối quan hệ tốt với nhân viên khác và các nhà quản lý. Nhu cầu Quan hệ cần được hỗ trợ trong môi trường làm việc. Kể từ khi một số nhân viên kinh doanh hiểu rõ các giá trị của tổ chức, các nhân viên này nói rằng họ cảm thấy họ là một phần của tổ chức với sự gắn kết chặt chẽ. Họ hài lòng làm việc cho tổ chức như tất cả các nhân viên khác.

Họ trung thành với những giá trị của tổ chức và phấn đấu để thay đổi cá nhân tốt hơn. Nhu cầu quan hệ cơ bản có thể được đáp ứng bằng cách nhân viên nỗ lực hết khả năng để phát triển cá nhân. Các nhà quản lý tạo cơ hội cho tất cả mọi người trong tổ chức phát triển thông qua các buổi huấn luyện nội bộ và các cơ hội tuyển dụng nội bộ. Cả nhân viên và quản lý đều coi đây là một yếu tố thúc đẩy cho tất cả.

Khi nói đến nhu cầu của nhân viên rõ, họ chủ yếu mong đợi những nhân tố nội tại. Theo Herzberg (1966) các nhân tố nội tại bao gồm các mục tiêu của cuộc sống như ý nghĩa của công việc, phát triển cá nhân, và mong muốn làm nên một sự khác biệt. Các nhân viên cảm thấy họ có sự gắn kết trong các khu vực bán hàng và họ phấn đấu là 1 thành viên tích cực của nhóm, từ đó nâng cao động lực đi làm. Nhiều nhân viên nói rằng trở thành 1 thành viên tích cực có đóng góp hiệu quả cho nhóm là một trong những yếu tố lớn nhất khuyến khích họ đi làm.

Các nhà quản lý và các tổ chức nên thừa nhận tầm quan trọng của nhu cầu xã hội, nhu cầu quan hệ của nhân viên trong cơng việc. Vì vậy, sự phát triển cá nhân có vẻ là một khát vọng mà nhân viên phấn đấu để có thêm động lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tạo động lực làm việc trường hợp bộ phận kinh doanh công ty nutifood việt nam (Trang 71 - 72)