Giải pháp khen thưởng gắn với kết quả công việc cá nhân và kết quả kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm tình trạng nghỉ việc của nhân viên tại văn phòng đại diện TP HCM công ty GO YOUNG CORPORATION (GYC) (Trang 69 - 72)

TP .HCM công ty Go Young Corporation

3.3.1.1 Giải pháp khen thưởng gắn với kết quả công việc cá nhân và kết quả kinh

kinh doanh của VPĐD

Tính cấp thiết

Chính sách lương của công ty tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhân viên nhưng chưa có tính khuyến khích. Doanh số hàng tháng, hàng quý đều được đặt ra cho nhân viên, tuy nhiên khi hoàn thành hoặc vượt chỉ tiêu thì lại khơng có chính sách khen thưởng, ghi nhận các kết quả này. Cơng ty chưa có chính sách khen thưởng kịp thời cho những nhân viên có thành tích xuất sắc, vượt chỉ tiêu, điều này khiến nhân viên ít có động lực làm tốt cơng việc. Mặt khác, khơng có chính sách khen thưởng theo kết quả kinh doanh của cơng ty làm giảm tính gắn kết của nhân viên với các mục tiêu phát triển của công ty. Nhân viên sẽ không nỗ lực để hồn thành các mục tiêu đó vì dù họ có khơng đạt được mục tiêu hoặc vượt mục tiêu đề ra thì cũng sẽ nhận được mức thu nhập hàng tháng như nhau. Vì vậy việc xây dựng chính sách khen thưởng gắn với kết quả làm việc của nhân viên là rất quan trọng. Ngồi mặt khích lệ tinh thần làm việc cho nhân viên, chính sách này cịn giúp cho nhân viên cảm thấy cơng sức của mình được đánh giá, ghi nhận, cảm thấy mình đã đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh và sự phát triển của công ty.

Nội dung:

Khen thưởng nhân viên dựa vào việc hoàn thành các chỉ tiêu doanh số đề ra gồm: chỉ tiêu cá nhân, chỉ tiêu nhóm, chỉ tiêu bộ phận. Tỷ lệ hồn thành các chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy doanh thu thực tế chia cho doanh thu mục tiêu đề ra cho từng cá nhân, nhóm, bộ phận (bảng 3.2). Mỗi tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu sẽ chiếm trọng số khác nhau trong tỷ lệ điểm của nhân viên hoặc trưởng nhóm (bảng 3.2). Kết quả

hoàn thành chỉ tiêu cuối cùng của nhân viên được tính bằng cách lấy tổng của các tích giữa tỷ lệ hồn thành chỉ tiêu và trọng số của mỗi tỷ lệ.

- Kết quả hoàn thành chỉ tiêu của nhân viên (%) = 0.4 x tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu cá nhân + 0.3 x tỷ lệ hồn thành chỉ tiêu nhóm + 0.3 x tỷ lệ hồn thành chỉ tiêu bộ phận.

- Kết quả hoàn thành chỉ tiêu của trưởng nhóm (%) = 0.2 x tỷ lệ hồn thành chỉ tiêu cá nhân + 0.5 x tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu nhóm + 0.3 x tỷ lệ hồn thành chỉ tiêu bộ phận.

- Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu = doanh thu thực tế / doanh thu mục tiêu. Bảng 3.2 Bảng tính tỷ lệ hồn thành các chỉ tiêu của nhân viên.

Doanh thu thực tế trong tháng (USD) Doanh thu mục tiêu trong tháng (USD) Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu (%) Trọng số (dành cho nhân viên) Trọng số (dành cho trưởng nhóm) Chỉ tiêu cá nhân 0.4 0.2 Chỉ tiêu nhóm 0.3 0.5 Chỉ tiêu bộ phận 0.3 0.3

Bảng 3.3 Mức thưởng đề nghị dành cho nhân viên

Mức thưởng Kết quả hoàn thành chỉ tiêu của NV (%)

Tiền thưởng (VND) Chưa hoàn thành chỉ tiêu Dưới 100% Không thưởng

Mức I Từ 100% đến 110% 1.000.000

Bảng 3.3 quy định các mức tiền thưởng cho nhân viên khi hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đề ra. Mức thưởng này tuy không cao nhưng cũng mang tính khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên và phù hợp với quy mô hoạt động của VPĐD TP.HCM. Tác giả đề nghị hai mức thưởng cố định như trên thay vì áp dụng chính sách hoa hồng theo doanh số như nhiều công ty khác vì đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty GYC. Hiện nay, mỗi nhóm kinh doanh phụ trách những khách hàng lớn khác nhau với số lượng đặt hàng và thời gian đặt hàng cao điểm trong năm rất khác biệt. Vì vậy nếu áp dụng tỷ lệ hoa hồng theo doanh thu thì mức thưởng giữa các nhân viên khác nhóm với nhau có sự chênh lệch lớn, hình thành sự so sánh lẫn nhau. Để đảm bảo tính cơng bằng thì việc lựa chọn mức thưởng cố định có thể xem là phù hợp.

Tính khả thi

Giải pháp khen thưởng gắn với kết quả công việc cá nhân và kết quả kinh doanh của VPĐD có thể áp dụng ngay vì nhân viên chỉ được nhận thưởng khi doanh thu của công ty vượt chỉ tiêu và cơng ty hoạt động có lãi. Tuy nhiên, các chỉ tiêu của cá nhân, nhóm, bộ phận cần được tính tốn kỹ, đảm bảo các yếu tố SMART (cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, đáng tin cậy, có thời gian ràng buộc). Để làm được điều này, trưởng VPĐD và trưởng các bộ phận cần họp bàn với nhau và dựa vào các dữ liệu trong quá khứ, dự báo tình hình tương lai, xu hướng thị trường để đưa ra các chỉ tiêu phù hợp.

Lợi ích của giải pháp

Giải pháp này sẽ nâng cao tinh thần làm việc của mỗi cá nhân và tăng cường sự hợp tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm và các bộ phận với nhau. Việc khen thưởng dựa vào kết quả hoàn thành chỉ tiêu của mỗi cá nhân giúp nhân viên nỗ lực, phấn đấu đạt được mục tiêu của cá nhân, qua đó cơng ty cũng đạt được được mục tiêu về doanh số, góp phần vào sự phát triển của cơng ty nói chung và VPĐD TP.HCM nói riêng. Bên cạnh đó, các nhân viên trong cùng nhóm, cùng bộ phận

sẽ đoàn kết với nhau, hỗ trợ nhau nhiều hơn để nhóm, bộ phận cùng đạt mục tiêu chung. Điều này sẽ khiến nhân viên có động lực làm việc và nâng cao sự gắn kết của nhân viên với công ty hơn, làm giảm tỷ lệ nghỉ việc của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm tình trạng nghỉ việc của nhân viên tại văn phòng đại diện TP HCM công ty GO YOUNG CORPORATION (GYC) (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)