Sự hài lịng với đồng nghiệp
Nhìn chung, anh/chị cảm thấy hài lịng với đồng nghiệp của mình. Khi làm việc nhóm, các thành viên có sự hợp tác với nhau để hồn thành cơng việc.
Đồng nghiệp của anh/chị rất vui vẻ, hoà đồng.
1.4.4 Cơ hội phát triển và thăng tiến
Theo kết quả nghiên cứu của Griffeth và các cộng sự (2000), cơ hội thăng tiến trong tổ chức có mối quan hệ nghịch chiều rõ rệt với quyết định nghỉ việc của nhân viên. Horwitz (2003) cũng cho rằng việc tổ chức cung cấp những cơ hội để phát triển cá nhân và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc. Cũng theo tác giả này, sự thôi việc của những nhân viên lao động trí óc được xác định có liên quan đến những vấn đề về sự nghiệp của họ. Theo Kane-Sellers (2007), một trong những nguyên nhân khiến nhân viên rời bỏ tổ chức là do họ cảm thấy không thể đạt được vị trí cao hơn trong tổ chức hiện tại, điều mà họ có thể làm được trong tổ chức mới. Mayers (2013) chỉ ra rằng cơ hội phát triển nghề nghiệp có thể làm tăng sự gắn kết với tổ chức và tạo động lực cho nhân viên ở lại. Cơ hội phát triển hay khả năng đạt được vị trí cao hơn trong tổ chức được xem là một yếu tố tác động đến nghỉ việc (Hausknecht, 2009). Kane-Sellers (2007) trích dẫn nghiên cứu của Moncarz và các cộng sự (2009) rằng “sự phát triển cá nhân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nghỉ việc” và “trong những tổ chức cung cấp cho nhân viên những chương trình đào tạo thích hợp, nhân viên sẽ có trách nhiệm cao hơn và tỷ lệ nghỉ việc thường thấp hơn”.
Boeve (2007) sử dụng thang đo yếu tố cơ hội thăng tiến và phát triển bao gồm: sự hài lịng về chính sách thăng tiến và phát triển, chính sách thăng tiến cơng bằng và tổ chức tạo cơ hội cho nhân viên thăng tiến. Griffeth và các cộng sự (2000) sử dụng thang đo gồm : cơ hội thăng tiến tại cơng ty và chính sách thăng tiến cơng bằng. Dựa vào hai thang đo này, đề tài lựa chọn thang đo cho yếu tố cơ hội phát triển và thăng tiến tại cơng ty gồm: sự hài lịng về chính sách thăng tiến và phát triển, tổ chức tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên và chính sách thăng tiến cơng bằng.
Dựa vào thang đo của Boeve (2007) và của Griffeth và các cộng sự (2000), đề tài lựa chọn thang đo cho yếu tố cơ hội phát triển và thăng tiến tại công ty gồm: sự hài
lịng về chính sách thăng tiến và phát triển, tổ chức tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên và chính sách thăng tiến công bằng. Bên cạnh đó, sau khi phỏng vấn tay đôi, đề tài thêm vào một biến quan sát là “Anh/chị biết rõ những điều kiện để được thăng tiến trong công ty”.