Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của công nhân trong các nhà máy sản xuất bao bì nhựa tại khu vực TPHCM (Trang 38)

CHƢƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.2.1. Nghiên cứu định tính

Do các câu hỏi dùng làm biến quan sát tác giả dựa trên mơ hình nghiên cứu của Chang-Chun Lee và cộng sự (2012), ngoài ra là tham khảo các tác giả có cùng mục đích nghiên cứu, nên cũng có thể dễ dẫn đến chủ quan khi nghiên cứu trong ngành bao bì nhựa, do đó nghiên cứu sơ bộ định tính nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát một cách sát sườn hơn cho việc đo lường dựa trên thực nghiệm. Nghiên cứu này tác giả sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp các cá nhân đang làm việc trong ngành bao bì nhựa (Bảng phụ lục 1). Trước hết tác giả gửi bảng câu hỏi để tham khảo trước, sau đó gặp trực tiếp phỏng vấn chuyên sâu một Tổng Giám Đốc, một Trưởng phòng nhân sự và một Phó Giám Đốc Nhà Máy sau đó phỏng vấn thêm 5 cơng nhân để xem thử mức độ hiểu rõ các câu hỏi như thế nào.

Từ kết quả nghiên cứu định tính này tác giả điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp hơn, lọc lại các câu hỏi trùng lắp, bỏ đi các từ ngữ tối nghĩa, dư thừa, xây dựng lại bảng câu hỏi từ những ý kiến trao đổi của 8 người đã được phỏng vấn (nếu có). Và đây là bảng câu hỏi chính thức để thực hiện nghiên cứu định lượng (Bảng phụ lục 2).

3.1.2.2. Nghiên cứu định lƣợng

Từ bảng câu hỏi đã được điều chỉnh và bổ sung (Bảng phụ lục 2), tác giả tiến hành khảo sát thực tế tại ba nhà máy của ba công ty lớn, vừa và nhỏ trong ngành bao bì nhựa, đối tượng khảo sát là công nhân. Kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm SPSS 18 về các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Các bước thực hiện như sau :

Chọn mẫu:

Phương pháp chọn mẫu được chọn tối thiểu theo tỷ lệ 1:5 (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007), tương ứng với một biến quan sát của thang đo sẽ khảo sát tối thiểu 5 mẫu. Nghĩa là từ mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định nghỉ việc sẽ có tổng số biến quan sát (số lượng câu hỏi) là K, mỗi một biến quan sát

tương ứng với 5 mẫu để khảo sát, vì vậy số mẫu tối thiểu cần cho việc khảo sát là 5K. Trong mơ hình của đề tài này có 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, tổng số quan sát của 6 biến này là 33 quan sát thì số mẫu tối thiểu dùng để khảo sát là 5 x 33 = 165 mẫu. Như vậy để đạt độ tin cậy cao sẽ khảo sát 320 mẫu. Tác giả gửi phiếu khảo sát 3 công ty lớn, vừa và nhỏ với công ty lớn là 120 mẫu, hai cơng ty cịn lại mỗi cơng ty 100 mẫu.

Xử lý dữ liệu:

Kết quả khảo sát được tác giả sử dụng phần mềm SPSS 18 xử lý gồm các bước dựa theo tiêu chuẩn đánh giá thang đo của Nunnally và Bernstein (1994) và Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2011) như sau:

- Hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation) của từng biến quan sát trong mỗi thang đo phải > 0.3 Nếu hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Trường hợp biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì loại.

- Xác định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha chấp nhận được ở mức thấp nhất là 0.6 và ở mức cao nhất là 0.95 , tuy nhiên nếu hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng 0.7 đến 0.8 là tốt nhất.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Trong phân tích này cần xét đến chỉ tiêu KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và kiểm định Bartlet để đánh giá sự tương quan với nhau của các biến quan sát trong nhóm. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) EFA thích hợp khi 0.5 ≤ KMO ≤ 1 và sig < 0.05. Tiếp theo sử dụng phép trích nhân tố PCA (Principal Component Analysis) và phép quay vng góc Varimax để xác định số lượng nhân tố được trích. EFA có ý nghĩa thiết thực khi trọng số nhân tố (Factor loading) > 0.5 và hệ số Eigenvalue > 1, Với các biến quan sát có Factor

loading và Eigenvalue nằm ngồi giá trị này thì loại bỏ, hoặc trọng số tải nhân tố nằm trên nhiều thành phần mà mức độ chênh lệch < 0.3 cũng bị loại. Một chỉ tiêu quan trọng nữa trong phân tích nhân tố khám phá EFA là tổng phương sai trích TVA (Total Variance Explained) ≥ 50% thì thang đo sẽ được chấp nhận và được đánh giá là phù hợp.

- Phân tích hồi quy đa biến là để kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết kèm theo, các kiểm định giả thuyết thống kê đều được áp dụng với mức ý nghĩa sig. < 0.05. Trong phân tích hồi quy đa biến thì cần xem xét hệ số xác định R2 để đánh giá mức giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc của mô hình hồi quy. Ngồi ra phải kiểm tra xem có hiện tượng đa cộng tuyến (Multicolinearity) xảy ra khơng, tức là sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu như VIF của tất cả các biến độc lập < 10 thì khơng có hiện tượng đa cộng tuyến và các biến độc lập có giá trị giải thích cho biến thiên của biến phụ thuộc. Ngược lại nếu VIF của bất cứ một biến độc lập nào > 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra tức là biến độc lập đó hầu như khơng có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy đa bội.

- Phân tích ANOVA và Independent Sample T-Test để so sánh tương quan về các thuộc tính đặc điểm nhân khẩu học như là giới tính, độ tuổi, thâm niên công việc, nơi sinh sống, hơn nhân gia đình. Phương pháp kiểm định là kiểm định ANOVA cho các biến định tính có từ 3 nhóm thuộc tính trở lên và kiểm định Independent Sample T-Test cho các biến định tính chỉ có 2 thuộc tính.

 Với phương pháp phân tích ANOVA trước hết cần kiểm tra Sig của Levene Statistic. Nếu Sig > 0.05 thì phương sai của các nhóm thuộc tính khơng khác nhau, tiếp tục kiểm tra kết quả trên bảng ANOVA, nếu Sig trong bảng vẫn > 0.05 thì kết luận là các nhóm thuộc tính của biến

định tính tương đồng nhau, cịn nếu Sig ≤ 0.05 thì kết luận là các nhóm thuộc tính có sự khác biệt nhau.

 Trong trường hợp kiểm tra Sig của Levene Statistic nếu Sig ≤ 0.05 thì khơng dùng bảng ANOVA để kiểm định tiếp theo mà sử dụng bảng Multiple Comparisons trong phép kiểm định Post Hoc để kiểm định sự tương đồng hay khác biệt về giá trị trung bình của biến định lượng giữa từng cặp thuộc tính của biến định tính. Nếu có ít nhất một cặp nhóm trong số các nhóm có Sig ≤ 0.05 thì kết luận là có sự khác biệt về giá trị trung bình của biến định lượng theo các thuộc tính của biến định tính. Cịn nếu Sig > 0.05 thì kết luận khơng có sự khác biệt giữa các nhóm.

 Với phương pháp kiểm định Independent Sample T-Test thì nhìn vào bảng Independent Samples Test, trước hết kiểm tra Sig trong cột

Lenene’s Test for Equality of Variances của dòng Equal variances assumed nếu Sig > 0.05 thì kiểm tra tiếp ở cột Sig.(2-tailed) của cùng

dịng, nếu Sig > 0.05 thì kết luận là khơng có sự khác biệt giữa 2 nhóm thuộc tính, cịn nếu Sig ≤ 0.05 thì kết luận có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Trong trường hợp Sig trong cột Lenene’s Test for Equality of Variances của dòng Equal variances not assumed, có giá trị ≤ 0.05 thì kiểm tra tiếp ở cột Sig.(2-tailed) của dòng Equal variances assumed, nếu Sig > 0.05 thì kết luận là khơng có sự khác biệt giữa 2 nhóm thuộc tính, cịn nếu Sig ≤ 0.05 thì kết luận có sự khác biệt giữa 2 nhóm.

Mơ hình hồi quy:

Từ mơ hình nghiên cứu và dựa theo quy trình nghiên cứu, cũng như sau khi thiết lập phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, xây dựng thang đo likert 5 mức độ, mơ hình hồi quy như sau:

Ý định nghỉ việc = β0 + β1*(Lương, thưởng, phúc lợi) +β2*(Môi trường làm việc) + β3*(Cam kết tổ chức) + β4*(Quan hệ đồng nghiệp) + β5*(Thỏa mãn công việc)

3.2. Thiết kế thang đo 3.2.1. Ký hiệu thang đo 3.2.1. Ký hiệu thang đo

Các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu tác động đến ý định nghỉ việc được mã hóa thành các ký hiệu. Mỗi nhân tố có các biến quan sát là các câu hỏi khảo sát sẽ được đánh số thứ tự sau mỗi ký hiệu từ 01 ; 02 ; 03 ; … cho đến cuối cùng. “Ý định nghỉ việc” là một biến phụ thuộc cũng được mã hóa thành ký hiệu, các câu hỏi để khảo sát cho biến phụ thuộc cũng được đánh số thứ tự tiếp theo sau ký hiệu. Sử dụng thang đo Likert năm cấp độ “rất khơng đồng ý” – “khơng đồng ý” – “bình thường” – “đồng ý” – “rất đồng ý” với điểm số tương ứng là : 1 – 2 – 3 – 4 – 5

3.2.2. Xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ cho mỗi yếu tố

Căn cứ vào các cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài của chương 2 về các cơ sở lý thuyết, dựa vào các bảng câu hỏi đã được nghiên cứu trước đó của Chang-Chun Lee và cộng sự (2012) cũng như các nhận định của những tác giả trong nước và nước ngoài, tác giả xây dựng bảng câu hỏi cho mỗi yếu tố như sau :

3.2.2.1. Xây dựng bảng câu hỏi cho yếu tố Lƣơng, thƣởng, phúc lợi

Trên cơ sở 3 câu hỏi của Chang-Chun Lee và cộng sự (2012) về yếu tố lương thưởng, với nội dung (1) “I am very satisfied with my salary” (2) “My employee’s benefits are very good” (3) “I receive an additional bonus if I do additional work”. Ngoài ra tham khảo thêm trong giáo trình Quản trị nguồn nhân lực của Trần Kim Dung (2015) và các tác giả khác đã được nêu trong bài. Tác giả chọn lọc, điều chỉnh và đưa ra 5 câu hỏi như bảng 3.1 bên dưới.

Ký hiệu Nội dung

LTPL01 Thu nhập của tôi hiện nay là tương xứng với công sức lao động của mình LTPL02 So với quy định lương tối thiểu của nhà nước hiện nay thì tơi thấy mức

lương thưởng mà công ty trả là phù hợp

LTPL03 Khi làm thêm giờ tôi nhận được tiền công tăng ca và các phụ cấp vật chất LTPL04 Tôi nhận thấy công ty rất chăm lo cho đời sống của người lao động về tinh

thần cũng như các phúc lợi

LTPL05 Nếu mỗi lần có tăng lương thì mức tăng lương của công ty là phù hợp

3.2.2.2. Xây dựng bảng câu hỏi cho yếu tố Môi trƣờng làm việc

Căn cứ theo 4 câu hỏi của Chang-Chun Lee và cộng sự về yếu tố môi trường làm việc (1) “I can handle tasks at work with my own judgment” (2) “At work, I have the necessary equipment and tools to facilitate my job” (3) “At work, my company provides me with suitable clothing to facilitate my performance” (4) “At work, my company provides an independent and healthy work environment”.

Bảng 3.2: Bảng câu hỏi cho yếu tố Môi trƣờng làm việc

Ký hiệu Nội dung

MTLV01 Tơi có thể chủ động trong cơng việc được giao mà khơng cần có sự giám sát chặt chẽ của người quản lý

MTLV02 Tiếng ồn và hơi nóng tỏa ra từ máy móc thiết bị tại nơi làm việc là chấp nhận được so với sự thích nghi của tôi

MTLV03 Tôi được làm việc trong môi trường đủ ánh sáng, thơng thống, sạch sẽ và lành mạnh

MTLV04 Tôi được công ty trang bị đầy đủ đồng phục và bảo hộ lao động khi làm việc

MTLV05 Thời gian nghỉ giải lao và ăn cơm mà công ty đang áp dụng theo quy định nhà nước là hợp lý

Ngoài ra dựa trên bộ quy tắc ứng xử của hiệp hội FAIR LABOR đề cập đến thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi hợp lý, mơi trường làm việc an tồn. Qua thực tế tìm hiểu thời giờ làm việc của hầu hết các nhà máy bao bì nhựa là ca làm việc được chia ra nhiều loại như ca làm việc 12 tiếng trong đó tăng ca 4 tiếng, ca làm việc 10 tiếng trong đó tăng ca 2 tiếng, và ca làm việc chuẩn 8 tiếng. và tìm hiểu 3 câu hỏi trong nhân tố môi trường làm việc, được tham khảo trong nghiên cứu của Ngo Cong Trương (2012) trong đề tài “The impact of organizational factors on employees’performance in Vietnamese companies”. Thì tác giả thấy các câu hỏi tập trung vào các khía cạnh ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên như là thời gian làm việc dài hay ngắn có ảnh hưởng đến tiền lương, sức khỏe, tâm sinh lý người lao động, an toan lao động, các tác động mơi trường xung quanh vị trí làm việc, kỷ cương nề nếp cơng ty, cân bằng giữa yếu tố công việc và đời sống cá nhân. Trên cơ sở đó, tác giả chọn lọc điều chỉnh và đề xuất 6 câu hỏi cần khảo sát.

3.2.2.3. Xây dựng bảng câu hỏi cho yếu tố Cam kết tổ chức

Yếu tố Cam kết tổ chức theo giáo trình Quản trị nguồn nhân lực của Trần Kim Dung (2015) liên quan đến các vấn đề cam kết tổ chức và nhân viên thông qua thỏa ước lao động tập thể như là thời gian, lương thưởng, an tồn, mơi trường làm việc tốt, cam kết nâng cao hình ảnh cơng ty và phát triển bền vững tạo cho người lao động vững tin vào cơ chế chính sách cơng ty cũng như sự phát triển lâu dài, đảm bảo công việc làm ổn định. Theo 15 biến quan sát của Chang-Chun Lee và cộng sự (2012) trong đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên khách sạn (A study on factors affecting turnover intention of hotel employees) được chia ra làm 3 nhóm câu hỏi gồm nhóm câu hỏi về cam kết giá trị (Value commitment) có 7 biến quan sát, nhóm câu hỏi về cam kết nỗ lực (effort commitment) có 5 biến quan sát và nhóm cam kết duy trì (Retention commitment) có 3 biến quan sát.

Qua đó tác giả điều chỉnh, phát triển và rút gọn thành 10 câu hỏi phù hợp cho khối lao động phổ thơng trong ngành bao bì nhựa.

Bảng 3.3: Bảng câu hỏi cho yếu tố Cam kết tổ chức

Ký hiệu Nội dung

CKTC01 Tôi thường xuyên quan tâm đến sự phát triển của công ty

CKTC02 Tôi tự hào khi được làm việc cho một cơng ty có nhiều người biết đến CKTC03 Tơi thường nói với bạn bè và người thân về những hình ảnh tốt đẹp của

công ty mà tôi đang làm này

CKTC04 Tôi luôn tuân thủ mọi sự điều động, phân công công việc của người quản lý trong bất cứ tình huống nào

CKTC05 Cơng ty đã mang lại cho tôi sự tin tưởng về một tương lai tốt đẹp hơn CKTC06 Tơi nhận thấy tơi và cơng ty có sự gắn liền nhau

CKTC07 Tơi ln mong muốn làm việc ổn định và lâu dài tại công ty này

CKTC08 Tôi nhận thấy công ty thực hiện và duy trì tốt những gì đã hứa hẹn với người công nhân

CKTC09 Tôi mong muốn công ty duy trì thường xuyên việc huấn luyện đào tạo, cũng như có nhiều cơ hội học hỏi và thăng tiến

CKTC10 Trách nhiệm của tôi là nỗ lực hết mình trong cơng việc và tn thủ các quy chế quy định của công ty

3.2.2.4. Xây dựng bảng câu hỏi cho yếu tố Quan hệ đồng nghiệp

Trong nhân tố Quan hệ đồng nghiệp của mơ hình nghiên cứu của Chang-Chun Lee và cộng sự gồm 5 biến quan sát (1) “Coworkers are friendly” (2) “Coworkers will support me at work” (3) “I have my supervisors’ support in work” (4) “I have good interactions with my coworkers” (5) “I have good interactions with my supervisors”. Các biến này xoay quanh đến các vấn đề như là đồng nghiệp thân thiện, hỗ trợ công

việc của đồng nghiệp và người giám sát cũng như sự phối hợp với nhau. Dựa trên cơ sở này tác giả đề xuất 5 câu hỏi như sau :

Bảng 3.4 : Bảng câu hỏi cho yếu tố Quan hệ đồng nghiệp

Ký hiệu Nội dung

QHĐN01 Đồng nghiệp của tôi rất thân thiện

QHĐN02 Đồng nghiệp của tôi thường giúp đỡ tôi trong công việc QHĐN03 Tôi được sự hỗ trợ thường xuyên của người quản lý

QHĐN04 Tơi và các đồng nghiệp ln có sự phối hợp rất tốt trong công việc QHĐN05 Tơi có mối quan hệ tương tác tốt với cấp trên

3.2.2.5. Xây dựng bảng câu hỏi cho yếu tố Thỏa mãn công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của công nhân trong các nhà máy sản xuất bao bì nhựa tại khu vực TPHCM (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)