Thang đo Ký hiệu
1. Sự tin cậy của doanh nghiệp đối với cơ quan hải quan (Reliability)
Thơng tin về thủ tục hành chính hải quan sản có dễ tìm REL1 Doanh nghiệp được cơ quan hải quan cung cấp thông tin thống nhất REL2 Cơ quan hải quan cung cấp thơng tin nhanh chóng kịp thời REL3 Cơ quan hải quan có đầy đủ trang thiết bị máy tính để hỗ trợ tốt cho doanh
nghiệp trong việc tìm kiếm thơng tin về thủ tục hải quan REL4 Thông tin về thủ tục hành chính hải quan đơn giản dễ hiểu REL5 Biểu mẫu thủ tục hải quan dễ hiểu REL6
2. Đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp (Responsiveness)
Thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công dễ dàng RES1 Thủ tục tiếp nhận bảng thông báo mã nguyên liệu, vật tư dễ dàng RES2 Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công dễ dàng RES3 Thủ tục tiếp nhận thông báo, điều chỉnh định mức và kiểm tra định mức dễ
dàng RES4
Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công dễ dàng RES5 Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị thuê mượn sang hợp
đồng gia cơng khác trong q trình thực hiện hợp đồng gia công dễ dàng RES6 Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công dễ dàng RES7
3. Năng lực phục vụ (Assurance)
Lịch sự khi tiếp xúc ASS1
Cơng tâm phân tích khi thi hành cơng vụ ASS2 Nhanh chóng khi giải quyết cơng việc ASS3 Xem doanh nghiệp là đối tác ASS4 Thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao ASS5 Am hiểu về thủ tục thông quan ASS6 Am hiểu về kiểm tra thực tế hàng hóa ASS7 Am hiểu về thủ tục thuế ASS8 Giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp kịp thời ASS9 Xử lý vi phạm của doanh nghiệp đúng quy định ASS10 Sự hỗ trợ đối với doanh nghiệp theo quy định ASS11
4. Sự đồng cảm (Emphathy)
Công chức hải quan thể hiện sự quan tâm đến nghĩa vụ về hải quan của
doanh nghiệp EMP2
Công chức hải quan thể hiện sự quan tâm đến quyền lợi về hải quan của
doanh nghiệp EMP3
Công chức hải quan nhận biết doanh nghiệp đang cần gì khi đến liên hệ với
cơ quan hải quan EMP4
Cơ quan hải quan luôn thấu hiểu và đồng hành cùng doanh nghiệp EMP5
5. Trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật (Tangibility)
Trang thiết bị đầy đủ, hiện đại TAN1 Cơ sở vật chất (trụ sở, nơi làm việc) rộng, sạch, đẹp TAN2 Luôn ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc TAN3
Nguồn: Kết quả khảo sát sơ bộ, 2015
3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.2.1. Dữ liệu thứ cấp 3.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài; số liệu thống kê về hải quan giai đoạn 2010 – 2014; tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu, … Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua qua sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước; Niên giám thống kê, các báo cáo của Bộ Tài chính, Tổng Cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Long An.
3.2.2. Dữ liệu sơ cấp
3.2.2.1. Chọn điểm điều tra
Đề tài chọn 3/3 tỉnh thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Long An gồm tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre để thu thập thông tin sơ cấp.
3.2.2.2. Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn in sẵn. Bảng câu hỏi được thiết kế qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các thành phần trong thang đo tác động đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp. Sử dụng thang đo khoảng Likert 5 điểm, từ mức độ “hồn tồn khơng đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” để đo lường
chất lượng và thái độ.
Giai đoạn 2: Sau khi thiết kế bảng câu hỏi, tiến hành khảo sát thử đồng thời lấy ý kiến 10 chuyên gia về hình thức cũng như nội dung bảng khảo sát.
Giai đoạn 3: Hình thành thang đo 2, gồm 35 biến quan sát thành phần với 2 mục hỏi thuộc thang đo chất lượng dịch vụ hải quan và 1 thang đo sự hài lòng chung của doanh nghiệp; chỉnh sửa và hoàn tất bảng khảo sát trước khi tiến hành khảo sát chính thức các doanh nghiệp.
Bảng câu hỏi sử dụng hình thức câu hỏi “đóng” là chủ yếu, kết hợp với câu hỏi “mở”. Nội dung bảng câu hỏi gồm 03 phần: phần 1 giới thiệu mục đích nghiên cứu; phần 2: gồm những câu hỏi để doanh nghiệp cung cấp những thông tin chung của doanh nghiệp; phần 3: những câu hỏi khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp.
Kết cấu bảng câu hỏi khảo sát: Bên trái: nội dung các quan sát về dịch vụ hải quan; Bên phải: đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ hải quan của Cục Hải quan tỉnh Long An theo thang đo 5 điểm: 1- Hồn tồn khơng đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Trung lập; 4 – Đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý.
Một số câu hỏi mở được đưa vào để các doanh nghiệp đóng góp trực tiếp theo ý kiến chủ quan của doanh nghiệp về vấn đề khảo sát.
Nội dung chi tiết của Bảng câu hỏi khảo sát được trình bày ở Phụ lục 3 [xem phụ lục]
3.2.2.3. Cỡ mẫu điều tra
Tổng thể mẫu nghiên cứu là những doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu hàng gia công tại địa bàn 3 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre. Theo Bollen (1989), kích thước mẫu tối thiểu là 5 lần số biến quan sát (tiêu chuẩn 5:1). Nghiên cứu này có 35 biến quan sát, để đảm bảo chất lượng nghiên cứu cỡ mẫu phỏng vấn được xác định bằng 5 lần số biến quan sát = 5 x 35 = 175, dự phòng mất mẫu nên điều tra thêm 125 quan sát nên cỡ mẫu phỏng vấn là 175 + 125 = 300. Mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất, lấy mẫu thuận tiện.
3.2.3. Kỹ thuật phân tích dữ liệu
Phần mềm SPSS 18.0 được sử dụng để xử lý và phân tích dữ liệu. Để thuận tiện cho việc nhập dữ liệu, phân tích và trình bày, các biến nghiên cứu được mã hóa trước. Q trình phân tích dữ liệu được thực hiện thông qua các bước sau:
3.2.3.1. Kiểm định thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Công cụ Cronbach’s Alpha dùng để kiểm định mối tương quan giữa các biến. Hệ số α của Cronbach là một kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng; Chu Mộng Ngọc (2008)).
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì thang đo được đánh giá tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Iterm – Total Correlation) của các biến quan sát lớn hơn 0,3.
3.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis)
Phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn, nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu Hayes (2008). Để kiểm định giá trị của thang đo, trong phân tích EFA đòi hỏi phải thực hiện các kiểm định chính sau (Đinh Phi Hổ, 2014):
Kiểm định tính thích hợp của EFA, sử dụng thước đo KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure) để đánh giá sự thích hợp của mơ hình EFA đối với ứng dụng vào dữ liệu thực tế nghiên cứu. Khi trị số KMO thỏa mãn điều kiện: 0,5 < KMO < 1 thì EFA phù hợp cho dữ liệu thực tế.
Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện, sử dụng kiểm định Bartlett để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo (nhân tố). Khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05 thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
Hệ số tải nhân tố (Factor loading) để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA tùy theo kích thước mẫu mà yêu cầu hệ số tải nhân tố tương ứng. Cụ thể nếu quy mơ mẫu nhỏ hơn 100 thì hệ số tối thiểu là 0,75; mẫu từ 100 đến 350 thì hệ số tối
thiểu là 0,55; mẫu trên 350 thì hệ số tải nhân tố chỉ cần tối thiểu bằng 0,3.
Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố, sử dụng phương sai trích (% cumulative variance), trị số phương sai trích nhất thiết phải lớn hơn 50%.
Ngồi ra, nghiên cứu cịn sử dụng phương pháp trích nhân tố PCA (Principal Components Analysis); số lượng nhân tố được chọn theo tiêu chí Eigenvalue, với nhân tố dừng có giá trị eigenvalue tối thiểu bằng 1 (Đinh Phi Hổ, 2014); phép quay vng góc Varimax.
Sau khi phân tích EFA, các giả thuyết nghiên cứu được điều chỉnh lại theo các nhân tố mới và lưu lại thành các biến mới, các biến này sẽ được thay cho tập hợp biến gốc để đưa vào phân tích hồi quy.
3.2.3.3. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (MRA)
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (MRA) là mơ hình cơ bản nhất trong các mơ hình kinh tế lượng ứng dụng vào phân tích kinh tế (Đinh Phi Hổ, 2014). Mơ hình MRA biểu diễn mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến độc lập với một phụ thuộc định lượng. Phương trình biểu diễn mối quan hệ như sau:
Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + … + βkXki + … + βpXpi + εi
Với: Yi là biến phụ thuộc Xki là biến độc lập i là số quan sát
k là số biến độc lập
Theo Đinh Phi Hổ (2014) để mơ hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, cần thực hiện 5 kiểm định sau:
Thứ nhất, kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy. Khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. <0,05), kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Thứ hai, mức độ giải thích và phù hợp của mơ hình. Nếu R2
hiệu chỉnh càng lớn thì mức độ giải thích của mơ hình càng cao.
Thứ ba, hiện tượng đa cộng tuyến, là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ gần như tuyến tính. Việc bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến làm các sai số chuẩn thường cao hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể khơng có ý nghĩa. Để kiểm tra hiện tượng này, ta sử dụng thước đo độ phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF), điều kiện là VIF < 10 để khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.
Thứ tư, hiện tượng tự tương quan. Căn cứ vào số quan sát, số tham số (k-1) của mơ hình hồi quy, mức ý nghĩa 0,05 (95%) trong Bảng thống kê Durbin-Watson để xác định dU (trị số thống kê trên) và dL (trị số thống kê dưới). Khi dU < d < (4 - dL) thì kết luận khơng có hiện tượng tự tương quan trong phần dư của mơ hình hồi quy tuyến tính.
Thứ năm, hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. Theo Đinh Phi Hổ (2014), sử dụng kiểm định White với phương trình hồi quy phụ để kiểm tra hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. Tiêu chuẩn đánh giá: so sánh nR2
với χ2, nếu nR2 < χ2 thì kếtluận khơng có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. Nếu nếu nR2 > χ2 thì kếtluận có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi.
3.3. TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày thiết kế nghiên cứu gồm 2 giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và chính thức. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ sử dụng chủ yếu phương pháp chuyên gia để xây dựng thang đo chất lượng dịch vụ thủ tục hải quan hàng nhập gia công và sự hài lòng của doanh nghiệp. Kết quả giai đoạn này đã xác định có 5 thang đo chất lượng dịch vụ với 32 biến quan sát và 1 thang đo sự hài lịng với 3 biến quan sát, từ đó hình thành bảng câu hỏi khảo sát nghiên cứu định lượng ở giai đoạn tiếp theo.
Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng với mẫu nghiên cứu được xác định theo yêu cầu của kỹ thuật kiểm định và phân tích sử dụng là phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến, theo đó kích thước mẫu được xác định là 300 và kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Các kỹ thuật kiểm định về độ tin cậy và giá trị của thang đo tương ứng là Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến được đề xuất thực hiện để đảm bảo tính phù hợp của mơ hình.
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4.1.1. Giới thiệu Cục Hải quan tỉnh Long An 4.1.1. Giới thiệu Cục Hải quan tỉnh Long An
Cục Hải quan tỉnh Long An được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 129/TCHQ-TCCB ngày 19/05/1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, trụ sở của Cục tại địa chỉ số 398, Quốc lộ 1, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Cục Hải quan Long An được giao quản lý địa bàn 3 tỉnh là Long An, Tiền Giang, Bến Tre. Cục Hải quan tỉnh Long An có 7 Chi cục trực thuộc.
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Mỹ Tho: Trụ sở đặt tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Mỹ Tho được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh… thuộc địa bàn Tiền Giang và Bến Tre.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Bình Hiệp: trụ sở tại xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hoá tỉnh Long An, tiếp giáp tỉnh Svayrieng –Vương Quốc Campuchia. Chi cục Hải quan cửa khẩu Bình Hiệp được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh… trên địa bàn hoạt động thuộc khu vực cửa khẩu Bình Hiệp
Chi cục Hải quan cửa khẩu Mỹ Quý Tây: trụ sở tại xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ tỉnh Long An, tiếp giáp cửa khẩu Som Rong tỉnh Svayrieng - Vương Quốc Campuchia Chi cục Hải quan cửa khẩu Mỹ Quý Tây được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh… trên địa bàn hoạt động thuộc khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây
Chi cục Hải quan Hưng Điền: Trụ sở đặt tại xã Hưng Điền, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, tiếp giáp tỉnh Svayrieng - Vương Quốc Campuchia.
kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh… cho người, phương tiện, hàng hoá của Việt Nam và vương quốc Campuchia.
Chi cục Hải quan Bến Lức Trụ sở đặt tại thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Chi cục Hải quan Bến Lức được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu… cho các khu, cụm công nghiệp, các cảng thương mại, cảng chuyên dùng và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bến Lức và vùng phụ cận.
Chi cục Hải quan Đức Hòa: Trụ sở đặt tại KCN Đức Hòa 1, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Chi cục Hải quan Đức Hòa được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu… cho các khu, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đức Hòa và vùng phụ cận.
Chi cục Kiểm tra sau thông quan: Trụ sở đặt tại số 398, Quốc lộ 1A, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An, được giao nhiệm vụ và chức năng thực hiện hoạt động kiểm tra sau thơng quan hàng hóa đối với doanh nghiệp trên địa bàn 3 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
Năm 2015 Cục Hải quan Long An hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu nộp ngân sách đạt 2.103 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2014. Công tác kiểm tra sau thông quan và thu hồi nợ thuế đạt kế hoạch đề ra, góp phần tăng nguồn thu ngân sách.