Khái niệm thị trường và giá cả thị trường

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Trang 47 - 49)

CUNG CẦU VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG

2.1.1. Khái niệm thị trường và giá cả thị trường

Thị trường là một thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu và chúng ta thường xuyên nhắc tới trong mọi khía cạnh của nền kinh tế. Khái niệm thị trường rất đa dạng, mỗi quan điểm khác nhau, trường phái khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau.

Gegory Mankiw (2003) đưa ra một khái niệm khá đơn giản: “Thị trường là tập hợp của một nhóm người bán và người mua một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định”. Theo Pindyck và Rubinfeld (2005), khái niệm thị trường được hiểu theo nghĩa tương tự: “Thị trường là tập hợp người

48

mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi”.

Có nhiều quan điểm khác nhau nhìn nhận về thị trường, căn cứ vào những quan điểm đó cũng như dựa trên thực tế, chúng ta có thể thống nhất chung một khái niệm về thị trường như sau: “Thị trường là một tập

hợp các dàn xếp mà thông qua đó những người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ”.

Thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể và bị giới hạn trong một không gian cụ thể mà chính là những thỏa thuận giữa người mua và người bán. Nơi nào có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán để mua bán hàng hóa, dịch vụ thì nơi đó có thị trường. Do đó, thị trường có thể là một quán cà phê, một chợ, một cuộc ký kết hợp đồng mua bán, chợ trái cây, tiệm cắt tóc, quán ăn, một số thị trường lại được vận hành thông qua các trung gian như thị trường chứng khốn, thị trường vơ hình như thương mại điện tử (Ebay.com),...

Hình thức của thị trường khác nhau nhưng các thị trường có cùng một chức năng kinh tế đó là điều tiết nền kinh tế: Xác lập mức giá và số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà tại đó người mua muốn mua và người bán muốn bán. Giá cả và số lượng hàng hóa hay dịch vụ được mua bán trên thị trường thường song hành với nhau. Ứng với một mức giá nhất định, một số lượng hàng hoá nhất định sẽ được mua bán. Trên thị trường tồn tại các quy luật kinh tế cơ bản như: Quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả. Những quy luật này luôn tác động, hạn chế và thúc đẩy nhau tạo thành tập hợp các mối quan hệ hết sức phức tạp.

Giá cả thị trường: Mối quan hệ trên thị trường là mối quan hệ giữa

cung, cầu - hàng và tiền được biểu hiện thông qua giá cả, khi mối quan hệ này thay đổi sẽ tác động đến giá cả thị trường. Giá cả của hàng hóa phản ánh lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, giá cả thị trường còn biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế lớn như quan hệ giữa cung - cầu, quan hệ tích lũy - tiêu dùng, quan hệ trong - ngoài nước.

49

Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá duy nhất là giá thị trường, mức giá này có thể dễ dàng tìm thấy hàng ngày trong các bản tin kinh tế, ví dụ như giá của các sản phẩm như lúa mỳ, ngơ hay vàng,... Cịn trên thị trường cạnh tranh không hồn hảo, các doanh nghiệp có thể định ra các mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm. Điều này xảy ra khi một doanh nghiệp chinh phục được nhóm khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh hoặc nhóm khách hàng trung thành đối với một số sản phẩm mà họ ưa thích, khi đó các doanh nghiệp này có thể định giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)