F Tỉ lệ thuận s= Qs/ dương
2.7. SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ TRƯỜNG
Trong cơ chế thị trường, hầu hết các hàng hóa đều được định giá dựa trên quan hệ cung - cầu. Giá cả hàng hoá được xác định tại mức mà lượng cầu bằng với lượng cung. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì thị trường tự do vẫn có những khuyết tật mà bản thân nó khơng thể tự khắc phục được. Do đó, cần phải có sự can thiệp của chính phủ để giảm thiểu được các khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
2.7.1. Giá trần
Giá trần là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính
phủ ấn định. Tác dụng của giá trần là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Các doanh nghiệp sản xuất không được đặt giá cao hơn mức giá trần. Mức giá này được áp dụng cho những hàng hóa (dịch vụ) thiết yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân như: Xăng dầu, giá thuê nhà cho người nghèo hoặc sinh viên,... Nếu nới lỏng giá của những mặt hàng này theo cơ chế cân bằng của thị trường thì mức giá có thể đẩy lên rất cao. Khi có sự căng thẳng trong quan hệ cung cầu thì thường gây ra những cơn sốt về giá cả, khi đó chỉ một bộ phận dân chúng là những người có tiền mới có khả năng chi trả hoặc người tiêu dùng sẽ phải mua hàng hóa đó với một mức giá quá cao so với mức giá thực của nó. Chính vì vậy nên sự can thiệp của chính phủ bằng cách đặt giá trần sẽ bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng.
Có 2 loại giá trần: Mức giá trần cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường và mức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Đối với mức giá trần cao hơn giá cân bằng thì đây là mức giá trần khơng ràng buộc, ít khi xảy ra. Còn mức giá trần thấp hơn giá cân bằng trên thị trường được gọi là giá trần có ràng buộc. Ví dụ, mức giá Ptrần được biểu diễn trên hình 2.22. Mức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng sẽ gây ra hiện tượng thiếu hụt trên thị trường, lượng thiếu hụt thể hiện trên đồ thị là đoạn AB.
87
Hình 2.22. Giá trần
2.7.2. Giá sàn
Giá sàn là mức giá thấp nhất đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào
đó do chính phủ quy định. Tác dụng của giá sàn là nhằm bảo vệ lợi ích nhà sản xuất. Ví dụ: Giá thu mua nơng sản phẩm, giá th lao động (quy định mức tiền cơng tối thiểu),...
Có 2 loại giá sàn: Mức giá sàn cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường và mức giá sàn thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Đối với mức giá sàn thấp hơn giá cân bằng thì đây là mức giá sàn khơng có ràng buộc, ít khi xảy ra. Cịn mức giá sàn cao hơn giá cân bằng trên thị trường là mức giá có ràng buộc. Mức giá Psàn> P0 gây là hiện tượng dư thừa trên thị trường. Lượng dư thừa thể hiện trên Hình 2.23 là đoạn AB.
88
Việc chính phủ kiểm sốt giá cả sẽ đem lại một số kết quả trong những trường hợp nhất định. Nếu chính phủ áp dụng mức giá này một cách tràn lan cho tất cả các ngành thì sẽ làm mất đi tính khách quan của cơ chế thị trường và gây ra những trục trặc lớn cho nền kinh tế. Việc áp dụng giá trần và giá sàn chỉ là những giải pháp tức thời chứ không thể kéo dài. Nếu kéo dài có thể sẽ thui chột, hạn chế sản xuất, làm q trình sản xuất khơng phát triển được.