CUNG CẦU VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG
2.2. CẦU VỀ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ 1 Khái niệm cầu và luật cầu
2.2.1. Khái niệm cầu và luật cầu
Cầu (ký hiệu là D) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua
muốn mua và sẵn sàng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi.
Muốn mua biểu thị nhu cầu của người tiêu dùng về một hàng hóa
hoặc dịch vụ nào đó. Sẵn sàng mua biểu thị có khả năng mua, khả năng
thanh toán. Thực tế cho thấy, nếu thiếu một trong hai yếu tố muốn mua và có khả năng mua thì sẽ khơng tồn tại cầu. Cầu khác nhu cầu, nhu cầu
51
có khả năng thanh tốn. Nhu cầu của con người là vô tận, chẳng hạn một
sinh viên sống và học tập tại Hà Nội tranh thủ mấy ngày nghỉ lễ muốn vào thành phố Đà Nẵng bằng máy bay để thăm họ hàng nhưng anh ta khơng có đủ tiền để mua vé máy bay vì vậy khơng có cầu của sinh viên này về vé máy bay. Ngồi ra, khi phân tích cầu của người tiêu dùng nào đó chúng ta phải ứng vào một khơng gian và thời gian cụ thể. Ví dụ, cầu về phở buổi sáng khác với buổi trưa. Trong thực tế, người ta hay nói đến cầu thị trường thay vì cầu cá nhân bởi các hiện tượng kinh tế thường được dự đoán bởi hành vi của một đám đông chứ không phải của một cá thể.
Lượng cầu (ký hiệu là QD) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể
mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
Biểu cầu là bảng chỉ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu
dùng sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức khác nhau trong một thời gian nhất định (Ceteris Paribus).
Ví dụ: Cho biểu cầu về cà phê trên thị trường thành phố X trong một
tháng như sau:
Bảng 2.1. Cầu về cà phê trên thị trường thành phố X trong một tháng
Giá (USD) 45 44 43 42 41 40
Lượng (tấn) 670 680 690 700 710 720
Luật cầu: Số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã
cho tăng lên khi giá của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi.
Giá cả tăng thì lượng cầu giảm: P thì Q
D.
Giá cả giảm thì lượng cầu tăng: P thì Q
D .
Vì sao lại có luật cầu? Lý do là phần lớn mọi loại hàng hóa (dịch vụ) đều có khả năng thay thế bởi loại hàng hóa khác cùng chủng loại.
52
Ví dụ: Mỗi một que kem Tràng Tiền giá là 5000 đồng, một sinh viên tên là An có thể ăn cùng một lúc 3 chiếc cho thỏa thích, nhưng do chi phí đầu vào tăng nên nhà quản lý của kem Tràng Tiền quyết định tăng giá mỗi que kem lên 7000 đồng, tâm lý bị chi phối về khả năng thanh toán nên sinh viên An giảm tiêu dùng xuống còn 2 chiếc hoặc chuyển sang mua kem Merino của KiDo Foods với giá rẻ hơn.
Hầu hết các loại hàng hóa (dịch vụ) trên thị trường đều tuân theo luật cầu, chỉ có một số rất ít hàng hóa khơng tn theo luật cầu, ngược với luật cầu, được gọi là hàng hóa Giffen. Hàng hóa Giffen do nhà thống kê và kinh tế học Sir Rober Giffen (1837-1910) người Anh đưa ra. Hàng hoá gọi là Giffen khi mà tác động thu nhập đủ lớn để làm lượng cầu giảm khi giá giảm. Điều này có nghĩa là đường cầu dốc lên (như đường cung). Trường hợp này hiếm khi xảy ra và ít được quan tâm trong thực tế. Ví dụ: Một khu vực xảy ra lũ lụt và bị cô lập dẫn đến giá lương thực - thực phẩm tăng nhưng cầu về những mặt hàng này không hề giảm mà lại tăng.