CUNG CẦU VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG
2.3.3. Các yếu tố tác động đến cung
Cung của một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá cả của chính hàng hóa, dịch vụ đó. Ngồi ra, cung cịn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Sự thay đổi của các yếu tố này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của đường cung. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về các yếu tố
này.
64
- Tiến bộ công nghệ (ứng dụng công nghệ mới làm tăng năng śt):
Cơng nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hố được sản xuất ra. Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hố hơn được sản xuất ra. Ví dụ: Sự cải tiến trong công nghệ dệt vải, gặt lúa, lắp ráp ô tô,... đã làm cho năng suất sản xuất vải, lúa gạo, ô tô... tăng lên.
- Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (chi phí sản xuất): Để tiến hành sản xuất, các nhà sản xuất cần mua các yếu tố đầu
vào trên thị trường các yếu tố sản xuất như tiền công, tiền mua nguyên vật liệu, tiền thuê vốn, tiền thuê đất đai,... Giá yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hoá mà các doanh nghiệp muốn bán. Nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó, doanh nghiệp sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn. Khi giá đầu vào tăng lên, chi phí sản xuất tăng, khả năng lợi nhuận giảm, do đó doanh nghiệp cung ít sản phẩm hơn. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi nhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ cắt giảm sản lượng. Ví dụ: Khi giá bột mì tăng lên, các nhà sản xuất bánh mì sẽ cung ít bánh mì hơn ở mỗi mức giá.
- Số lượng nhà sản xuất trong ngành: Số lượng người sản xuất có
ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được bán ra trên thị trường. Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hố càng nhiều, đường cung dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu ít người sản xuất đường cung dịch chuyển sang bên trái.
- Giá của các hàng hóa liên quan trong sản xuất:
Hàng hóa thay thế trong sản xuất: Là loại hàng hóa khi tăng giá hàng hóa này, lượng cung của hàng hóa này tăng lên, nhưng cung của hàng hóa thay thế sẽ giảm, ví dụ, trồng trọt xen canh.
Hàng hóa bổ sung: Là loại hàng hóa khi tăng giá hàng hóa này, lượng cung của hàng hóa này tăng lên và cung của hàng hóa bổ sung cũng tăng lên.
- Các chính sách kinh tế của chính phủ, như: chính sách thuế, chính
65
Đối với các doanh nghiệp, thuế là chi phí nên khi chính phủ giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung. Ngược lại, nếu chính phủ đánh thuế sẽ hạn chế sản xuất và làm giảm cung.
- Lãi suất: Lãi suất tăng, đầu tư có xu hướng giảm xuống, cung sẽ giảm. - Kỳ vọng giá cả: Cũng giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất
cũng đưa ra quyết định cung cấp của mình dựa vào các kỳ vọng. Ví dụ: Nếu các nhà sản xuất kỳ vọng thời gian tới chính phủ sẽ mở cửa thị trường đối với các nhà sản xuất nước ngoài - các nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, họ phải cố gắng nâng cao chất lượng và số lượng sản xuất để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Điều kiện thời tiết khí hậu: Việc sản xuất của các doanh nghiệp có
thể gắn liền với các điều kiện tự nhiên như đất, nước, thời tiết, khí hậu,... Điều kiện tự nhiên là một yếu tố kìm hãm hoặc thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp của các doanh nghiệp cung ứng. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật ni. Đó là những cơ thể sống nên rất dễ bị tác động bởi điều kiện tự nhiên. Thời tiết - Khí hậu thuận lợi sẽ tạo ra năng suất cao và ngược lại sẽ làm giảm năng suất. Một nền sản xuất nơng nghiệp càng lạc hậu thì càng dễ bị tự nhiên chi phối và ngược lại.
- Môi trường kinh doanh thuận lợi: Khả năng sản xuất tăng lên, cung
sẽ tăng,...