Xây dựng hàm cầu tổng quát

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Trang 58 - 60)

CUNG CẦU VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG

2.2.5. Xây dựng hàm cầu tổng quát

Ngồi giá của bản thân hàng hóa, khi các yếu tố khác ngoài giá thay đổi cũng sẽ làm thay đổi lượng cầu cho nên ta có thể viết phương trình đường cầu tổng qt có dạng:

QX = f(PX, M, PR, T, Pe, N)

59

Trong đó:

QX: Lượng cầu hàng hóa hoặc dịch vụ. PX: Giá của hàng hóa hoặc dịch vụ.

M: Thu nhập của người tiêu dùng (thường tính trên đầu người). PR: Giá của hàng hóa liên quan.

T: Thị hiếu của người tiêu dùng.

Pe: Giá kỳ vọng của sản phẩm trong tương lai.

N: Số lượng người tiêu dùng trên thị trường.

Một trong những hàm cầu phổ biến được sử dụng để phân tích là hàm tuyến tính:

Qd = a + bP + cM + dPR + eT + fPe + gN

Bảng 2.2. Tổng quan về các yếu tố tác động đến cầu Biến Mối quan hệ với lượng cầu Dấu của hệ sớ góc

PX Tỉ lệ nghịch b = Qd/P âm M Tỉ lệ thuận với hàng hóa thơng thường

Tỉ lệ nghịch với hàng hóa thứ cấp

c = Qd/M dương c = Qd/M âm c = Qd/M âm PR Tỉ lệ thuận với hàng hóa thay thế

Tỉ lệ nghịch với hàng hóa bổ sung

d = Qd/PR dương d = Qd/PR âm d = Qd/PR âm T Tỉ lệ thuận e = Qd/T dương Pe Tỉ lệ thuận f = Qd/Pe dương N Tỉ lệ thuận g = Qd/N dương

Bảng 2.2 mô tả mối quan hệ giữa các biến số độc lập và biến phụ thuộc dựa vào các hệ số góc. Các hệ số góc (b, c, d, e, f và g) đo ảnh

hưởng đối với lượng hàng hoá được tiêu thụ khi thay đổi một trong các biến (P, M, PR, T, Pe và N) khi các đại lượng khác là không đổi. Ví dụ, b (= Qd /P) đo sự biến động trong lượng cầu khi giá cả thay đổi một đơn

vị trong lúc M, PR, T, Pevà N khơng đổi. Khi hệ số góc của một biến nhất định là số dương (âm), lượng cầu tỉ lệ thuận (nghịch) với biến đó.

60

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)