LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Q (Bánh Chocopie)
tục trong ngày. Bảng đo lường lợi ích và lợi ích cận biên của người tiêu dùng này được tổng hợp như sau:
Bảng 3.1. Tởng lợi ích, lợi ích cận biên khi thay đổi mức tiêu dùng bánh Chocopie
Q (Bánh Chocopie) (Bánh Chocopie) Tởng lợi ích (TU) Lợi ích cận biên (MUX) 1 9 9 2 17 8 3 24 7 4 30 6 5 35 5 6 39 4 7 40 1 8 40 0 9 35 -5 10 25 -10
Bảng 3.1 cho thấy, tổng lợi ích tăng lên khi tiêu dùng 7 chiếc bánh đầu tiên. Đến chiếc bánh Chocopie thứ 8, sau khi người tiêu dùng đã trải qua tâm lí “cái gì hiếm thì q” cảm thấy tổng lợi ích mang lại sau 8 chiếc bánh không hề tăng lên so với 7 chiếc trước đó. Thậm chí nếu người tiêu dùng tiếp tục ăn đến chiếc thứ 9, thứ 10 thì tổng lợi ích lại giảm đi. Xét đến lợi ích cận biên, thì từ chiếc bánh thứ nhất cho đến chiếc thứ mười có xu hướng giảm dần. Lợi ích cận biên cũng có thể bằng 0 và âm.
107
Hình 3.1. Mới quan hệ giữa tởng lợi ích và lợi ích cận biên
Nhìn vào Hình 3.1, chúng ta thấy giữa tổng lợi ích và lợi ích cận biên có mối quan hệ với nhau:
- Nếu MU > 0 thì TU tăng. - Nếu MU < 0 thì TU giảm.
- Nếu MU = 0 thì TU đạt giá trị lớn nhất.
Như vậy, một cá nhân chỉ tiêu dùng thêm hàng hóa, dịch vụ khi lợi ích cận biên vẫn cịn giá trị dương, bởi vì một người chỉ tiêu dùng khi cần thỏa mãn thêm từ hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, quy luật lợi ích cận biên giảm dần chỉ xét với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu tiêu dùng nhiều hơn một loại hàng hóa, dịch vụ thì cần giả định giữ cố định mức tiêu thụ của các hàng hóa khác. Hơn nữa, quy luật này chỉ đúng khi tiêu dùng trong một thời gian ngắn và tần suất tiêu dùng là liên tục.