Trạng thái cân bằng cung cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Trang 67 - 69)

F Tỉ lệ thuận s= Qs/ dương

2.4.1. Trạng thái cân bằng cung cầu

Cân bằng thị trường là một trạng thái mà tại đó khơng có sức ép làm

68

ứng vừa đủ cho nhu cầu trên thị trường. Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hoá, dịch vụ được mua và bán trên thị trường. Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường ở trạng thái cân bằng. Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng.

Bảng 2.5. Cung - cầu về nước khoáng Lavie trên thị trường Y trong 1 tuần P (USD/chai) QD QS 5 2000 12000 4 4000 10000 3 7000 7000 2 11000 4000 1 16000 1000

Nhìn bảng số liệu trên ta thấy rằng tại mức giá là 3USD thì QD = QS = 7000 chai/ tuần. Tại mức giá này, cầu và cung bằng nhau hay còn gọi là giá cân bằng.

69

Hình 2.9 cho ta thấy đường cầu và đường cung cắt nhau tại điểm E. Điểm E được gọi là điểm cân bằng của thị trường, là trạng thái lý tưởng nhất cho cả người mua lẫn người bán; tương ứng với điểm cân bằng E, ta có giá cả cân bằng P0 và sản lượng cân bằng của thị trường Q0 (lượng

hàng hóa người bán muốn bán bằng lượng hàng hóa người mua muốn mua tức là việc cung ứng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng). Giá cân

bằng là mức giá mà tại đó lượng cầu bằng lượng cung.

Tại điểm cân bằng E, ta có: QD = QS = Q0 và PD = PS = P0.

Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là nó khơng được xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ mà nó được hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người mua và người bán (theo quy tắc bàn tay vơ hình của cơ chế thị trường). Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng sẽ xuất hiện trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)