Tóm tắt các vấn đề ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc tại công ty cổ phần sản xuất giấy linh xuân (Trang 58 - 62)

Tuy động lực làm việc của nhân viên chỉ đạt ở mức trung bình, nhưng thơng qua kết quả khảo sát về các yếu tố ta thấy cơng ty vẫn có một số ưu điểm ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, bao gồm:

- Bộ phận quản lý trực tiếp thường xuyên quan tâm giúp đỡ nhân viên, chia sẻ kinh nghiệm trong công việc, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và nhân viên cấp dưới, nâng cao động lực làm việc của nhân viên.

- Các đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc, tạo ra môi trường làm việc thân thiện, giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm từ đó tạo ra động lực làm việc cho nhân viên.

- Công ty luôn coi trọng chất lượng sản phẩm và sự an toàn của nhân viên, điều này giúp nhân viên tạo niềm tin đối với sự phát triển cơng ty, đồng thời an tâm trong q trình làm việc, dốc sức cống hiến cho cơng ty.

- Chính sách lương trả theo khốn sản phẩm đối với cơng nhân vận hành trực tiếp trên dây chuyền cũng góp phần thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên. Lương sẽ được quyết định bởi những cố gắng của nhân viên và tồn bộ thành viên trong nhóm.

Bên cạnh các yếu tố tích cực, vẫn cịn nhiều vấn đề tồn đọng, ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc của nhân viên. Theo kết quả phân tích từ mục 2.2.2 đến 2.2.7, cơng ty xuất hiện một số vấn đề được thể hiện qua bảng:

Bảng 2.14: Tóm tắt các vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc

Ký hiệu Vấn đề

A Nhân viên khơng cịn cảm thấy hứng thú với cơng việc hiện tại B Nhân viên có thái độ chưa quan tâm đến việc cải tiến công việc C Nhân viên chưa hiểu được ý nghĩa của cơng việc của mình vào sự phát

triển của cơng ty

D Nhân viên có thái độ khơng quan tâm đến thương hiệu và văn hóa cơng ty

E Bộ phận quản lý thiếu kỹ năng lãnh đạo F Nhân viên thiếu niềm tin vào bộ phận quản lý G Sự thiếu hợp tác giữa các nhóm khác nhau

H Nhân viên có nhận thức mơ hồ về chính sách thăng tiến của cơng ty I Chính sách đào tạo và phát triển khơng rõ ràng

J Chính sách khen thưởng thiếu tính cơng bằng, kịp thời và cơng khai K Chế độ phúc lợi không đa dạng phong phú và thể hiện sự quan tâm tới

nhân viên

L Mức lương trả nhân viên chưa phù hợp

Table 13 2.1 2

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Việc giải quyết các vấn đề nội tại của công ty là điều thực sự cần thiết để nâng cao động lực làm việc của nhân viên. Tuy nhiên để giải quyết tất cả những vấn đề này cùng lúc là không khả thi. Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, mức độ tác động của mỗi vấn đề lên động lực làm việc của nhân viên là khác nhau, đồng thời tính cấp thiết của mỗi vấn đề cũng khác nhau.

Trong nghiên cứu định tính lần 2, các chuyên gia tham gia được yêu cầu đánh giá mức độ quan trọng và tính cấp thiết của từng vấn đề. Dựa vào đánh giá của từng chuyên gia từ đó thiết lập được ma trận định vị vấn đề như hình 2.4:

Figure 6 2.5

Hình 2.5: Ma trận định vị các vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Từ ma trận định vị vấn đề vừa xác lập, ta có thể chia vấn đề thành 4 nhóm: - Nhóm 1: đây là nhóm ưu tiên cần phải giải quyết trước tiên, bao gồm các

vấn đề quan trọng và tính cấp thiết cao.

- Nhóm 2: đây là nhóm có mức độ ưu tiên cao, bao gồm các vấn đề mang tính quan trọng cao, tính nghiêm trọng thấp.

- Nhóm 3: nhóm có mức độ ưu tiên trung bình, bao gồm các vấn đề có mức độ quan trọng thấp nhưng tính nghiêm trọng cao

- Nhóm 4: nhóm có mức độ ưu tiên thấp, bao gồm các vấn đề mà tính quan trọng và mức độ nghiêm trọng đều thấp.

Bảng 2.15: Phân loại các vấn đề theo nhóm ưu tiên

hiệu

Vấn đề Nhóm

J Chính sách khen thưởng thiếu tính cơng bằng, kịp thời và cơng khai

1

I Chính sách đào tạo và phát triển khơng rõ ràng 1

B Nhân viên có thái độ chưa quan tâm đến việc cải tiến công việc

1

F Nhân viên thiếu niềm tin vào bộ phận quản lý 2

A Nhân viên khơng cịn cảm thấy hứng thú với cơng việc hiện tại

2

G Sự thiếu hợp tác giữa các nhóm khác nhau 2

L Mức lương trả nhân viên chưa phù hợp 2

E Bộ phận quản lý thiếu kỹ năng lãnh đạo 2

H Nhân viên có nhận thức mơ hồ về chính sách thăng tiến của cơng ty

3

K Chế độ phúc lợi không đa dạng phong phú và thể hiện sự quan tâm tới nhân viên

3

D Nhân viên có thái độ khơng quan tâm đến thương hiệu và văn hóa cơng ty

4

C Nhân viên chưa hiểu được ý nghĩa của công việc của mình vào sự phát triển của cơng ty

4

Table 14 2.1 3

Nguồn: kết quả phân tích của tác giả

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, người nghiên cứu đã phân tích thực trạng 6 yếu tố tác động lên động lực làm việc tại công ty cổ phần sản xuất giấy Linh Xuân, bao gồm: công việc, thương hiệu và văn hóa cơng ty, quản lý trực tiếp, đồng nghiệp, chính sách đãi ngộ, thu nhập và phúc lợi từ đó tìm ra được những ưu điểm và các vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc của nhân viên công ty.

Dựa vào nguyên nhân của và mức độ ưu tiên của từng vấn đề, các giải pháp cho từng vấn đề sẽ được trình bày trong chương 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc tại công ty cổ phần sản xuất giấy linh xuân (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)