Cơ sở lý thuyết về quản lý xe công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng xe công trong khu vực cơ quan hành chính sự nghiệp tỉnh sóc trăng (Trang 26)

1.1 .Tính cấp thiết của đề tài

2.7. Cơ sở lý thuyết về quản lý xe công

Xe công là một bộ phận của tài sản cơng mà các cơ quan hành chính sự nghiệp quản lý sử dụng, nhằm phục vụ cho cơng tác nghiệp vụ chun mơn. Góp phần vào việc hồn thành nhiệm vụ vai trò quản lý nhà nước đối với xã hội. Như xe công phục vụ chức danh, xe công phục chung, xe chuyên dùng. Cung cấp các dịch vụ cơng ích cho người dân cho xã hội như xe cứu thương, xe phục vụ công tác bảo vệ đê điều, cứu hộ cứu nạn, chở rác…Mỗi loại xe cơng điều có vai trị và cơng dụng khác nhau nhưng có cùng mục tiêu chung là hoàn thành nhiệm, sứ mạng của cơ quan đơn vị.

2.7.1 Phân loại xe ô tô công theo tiêu chuẩn, định mức

a) Xe phục vụ chức danh như: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân

dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đồn đại biểu chun trách được đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc, và được trang bị xe với giá 920 triệu đồng.

b) Xe phục vụ công tác chung cơ quan: Là xe phục vụ chung cho toàn bộ

các Sở ban ngành, cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, Văn phòng Ủy ban nhân tỉnh, huyện ủy, thị ủy. Tiêu chuẩn trang bị 02 xe/đơn vị. Các đơn vị trực thuộc các Sở Ban ngành có hệ số phụ cấp chức vụ 0,7 trở lên được trang bị 01 xe / đơn vị. Giá 720 triệu/xe.

c) Xe ô tô chuyên dùng: Xe gắn kèm trang thiết bị chuyên dùng hoặc có cấu

tạo đặc biệt theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ gồm: xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe chuyên dùng chở tiền, xe chở phạm nhân, xe quét đường, xe phun nước, xe chở rác, xe ép rác, xe sửa chữa lưu động, xe trang bị phịng thí nghiệm, xe thu phát điện báo, xe sửa chữa điện, xe kéo, xe cần cẩu, xe tập lái, xe phục vụ thông tin liên lạc, xe phục vụ ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân, xe thanh sát hạt nhân...Xe sử dụng cho nhiệm vụ đặc thù phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội là xe không gắn kèm trang thiết bị chuyên dùng hoặc có cấu tạo đặc biệt theo u cầu chun

mơn nghiệp vụ nhưng được sử dụng phục vụ cho nhiệm vụ đặc thù của ngành, lĩnh vực gồm: xe xét xử lưu động của ngành tòa án, xe chỉ đạo phịng chống lụt bão, xe tìm kiếm cứu nạn, xe kiểm lâm, xe thanh tra giao thơng, xe phát thanh truyền hình lưu động, xe hộ đê, xe chở học sinh, sinh viên, xe chở diễn viên đi biểu diễn, xe chở vận động viên đi luyện tập và thi đấu (Quyết định Thủ tướng Chính phủ, 2015).

2.7.2 Phân loại xe công theo cấp quản lý

Căn cứ vào việc phân cấp quản lý, tài sản xe ô tô được phân thành 04 cấp quản lý như sau:

a) Xe cơng do Chính phủ quản lý bao gồm: Xe ô tô của các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Trung ương quản lý.

b) Xe công do Ủy ban nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý (gọi chung là Ủy ban nhân cấp tỉnh): bao gồm xe ô tô do các cơ quan hành

chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức thuộc cấp tỉnh quản lý như xe ô tô phục vụ chức danh, phục vụ chung, xe chuyên dùng.

c) Xe công do Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện): bao gồm xe công do

các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức thuộc cấp huyện quản lý. Xe ô tô phục vụ chung, xe chuyên dùng.

d) Xe công do Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn quản lý (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã): chủ yếu là các loại xe chuyên dùng như xe chở rác, xe

phục vụ đê điều phòng chống lụt bão...

2.7.3 Phân loại xe công theo đối tượng sử dụng

a) Xe công dùng cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước: Là xe trực tiếp phục vụ hoạt động như đưa đón đi cơng tác, làm việc. Là cơ quan công quyền nên các cơ quan hành chính nhà nước được ngân sách nhà nước đảm bảo tồn bộ kinh phí hoạt động (gồm cả kinh phí mua sắm, sửa chữa). Về nguyên tắc, các cơ quan hành chính được bình đẳng sử dụng tài sản phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Việc quản lý xe ô tơ phải tn thủ theo chế độ, chính sách quản lý chung của Nhà nước như: tiêu chuẩn, định mức sử dụng, chế độ báo cáo,

mua sắm, bán thanh lý ... đồng thời phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong suốt q trình sử dụng.

b) Xe cơng dùng cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp: Là những xe công

mà nhà nước giao cho các đơn vị sự nghiệp trực tiếp sử dụng để thực hiện các mục tiêu sự nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nó thuần túy là phục vụ các dịch vụ cơng ích. Như xe cứu thương phục vụ cho các bệnh viện; xe chuyên dùng chở rác phục vệ sinh môi trường; xe cứu hộ đê điều, phòng chống lụt bão... xe chuyên dùng khác. Ở Việt Nam hiện nay, có hai loại hình đơn vị sự nghiệp là: Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và đơn vị sự nghiệp cơng lập chưa tự chủ tài chính. Xe ơ tơ tại các đơn vị sự nghiệp phần lớn là xe chuyên dùng, sử dụng mang tính đặc thù ở từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động. Theo chế độ hiện hành, kinh phí đầu tư mua sắm xe cơng có thể có nhiều nguồn khác nhau như: nguồn ngân sách, nguồn thu sự nghiệp hoặc các nguồn huy động khác do đơn vị trực tiếp huy động và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Do đó, các đơn vị sự nghiệp có quyền tự chủ cao hơn các cơ quan hành chính nhà nước trong việc quản lý, sử dụng xe công, nhất là những xe công mà đơn vị mua sắm bằng nguồn kinh phí khơng thuộc ngân sách nhà nước hoặc chỉ phụ thuộc một phần. Bên cạnh đó, theo chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực sự nghiệp, nhà nước đã áp dụng thực hiện cơ chế khoán chi cho các đơn vị sự nghiệp. Đơn vị được quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về việc: đầu tư mua sắm, sử dụng, khai thác, thanh lý phục vụ đổi mới theo nhu cầu hoạt động của mình. Trong q trình sử dụng, giá trị của xe cơng giảm dần. Phần giá trị giảm dần đó được xem là yếu tố chi phí để tạo ra các sản phẩm dịch vụ công, một yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm dịch vụ đó.

c) Xe cơng dùng cho hoạt động của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp: phục vụ cho hoạt động của tổ

chức. Đây là những loại xe chuyên dùng, phục vụ chung phục vụ công tác xã hội như tuyên truyền, vận động quần chúng, phục vụ mục tiêu chính trị.

2.8 Nội dung quản lý nhà nước đối với xe công trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp

Nội dung quản lý xe công trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp là thực hiện quản lý quá trình hình thành; khai thác, sử dụng và quá trình kết thúc tài sản. Nội dung cụ thể như sau:

2.8.1 Quản lý quá trình hình thành xe công

Khi cơ quan, đơn vị được thành lập, cùng với quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ công chức; cơ quan, đơn vị được cấp phương tiện đi lại. Việc mua sắm thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn quy định tùy theo đối tượng sử dụng.

2.8.2 Quản lý q trình khai thác, sử dụng xe cơng

Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy hết vai trò của xe công. Quản lý khâu này là thực hiện quản lý theo mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức; quản lý quá trình thu hồi, điều chuyển xe công từ đơn vị này sang đơn vị khác; quản lý việc bảo dưỡng, cải tạo, sửa chữa, nhằm duy trì hoạt động hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng được nhu cầu công tác của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; nội dung khâu này tập trung vào một số vấn đề sau: (i) giao xe cho các đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng; xây dựng và ban hành nội quy, quy chế quản lý xe công; (iii) mở sổ sách kế tốn theo dõi tình hình biến động của xe cơng; (iv) thực hiện chế độ kê khai, đăng ký, báo cáo, kiểm kê đột xuất và định kỳ theo quy định của pháp luật; (v) kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng xe công; (vi) bảo dưỡng, sửa chữa xe công theo yêu cầu kỹ thuật và đặc điểm sử dụng; (vii) điều chuyển, bán, chuyển đổi sở hữu xe công. Đây là khâu mang tính quyết định đến hiệu quả sử dụng xe cơng trong cơ quan hành chính sự nghiệp.

2.8.3 Quản lý quá trình kết thúc sử dụng xe cơng

Xe công đưa vào sử dụng sau một thời gian nhất định đều có q trình kết thúc để thay thế xe mới. Khi hết thời gian sử dụng theo quy định, đã hao mòn hết hoặc hư hỏng khơng cịn sử dụng được thì phải được tiến hành thanh lý để thu hồi

phần giá trị có thể thu hồi được cho ngân sách nhà nước và đồng thời đó cũng là căn cứ để chuẩn bị đầu tư, mua sắm xe mới tùy theo quy định.

2.9 Mục tiêu quản lý xe công trong các cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp

2.9.1 Hệ thống các mục tiêu quản lý

Chỉ ra phương hướng, yêu cầu về số lượng, chất lượng cho các hoạt động quản lý nhà nước đối với xe công nhằm giải quyết những vấn đề như: nguồn lực đầu tư mua sắm từ ngân sách nhà nước có hạn, song nhu cầu sử dụng của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cao.

2.9.2 Các nguyên tắc, chuẩn mực quản lý nhà nước đối với xe công

Là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý và sử dụng phải tuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực quản lý nhà nước: nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; nguyên tắc pháp chế xã hội: đòi hỏi tổ chức quản lý xe công phải dựa trên cơ sở văn bản và pháp luật của Nhà nước; nguyên tắc công khai, minh bạch; nguyên tắc tập trung dân chủ (phân cấp quản lý).

2.9.3 Các công cụ quản lý xe cơng

Các hình thức tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, tổ chức bộ máy quản lý xe cơng đều thực hiện theo mơ hình phân cấp quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Hệ thống chính sách quản lý gồm: (i) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý (ii) Hệ thống về tiêu chuẩn, định mức đối với phương tiện đi lại. Công cụ thông tin, tuyên truyền, giáo dục: phản biện xã hội trong quản lý sử dụng xe công, đây là công cụ khá hiệu quả. Công cụ khác: thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ quản lý xe công và hệ thống các chế tài xử lý vi phạm chế độ quản lý xe công.

2.10 Chỉ tiêu đánh giá hiệu lực cơ chế quản lý xe công

2.10.1 Hiệu lực của cơ chế quản lý

Địi hỏi cơ chế quản lý xe cơng phải đem lại hiệu quả nhanh nhất và bền vững nhất bởi sự hài lòng của người quản lý và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Khả năng thể hiện quyền lực và mức độ quyền uy đạt được khi Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với xe công được thể hiện ở tính uy nghiêm của cơ chế quản lý xe công (thơng qua các quyết định quản lý xe cơng). Nó thể hiện ở sự hưởng ứng tích cực, sự thừa hành triệt để của các tổ chức, cá nhân mà quyết định tác động đến, biểu hiện ở kết quả thực hiện quyết định đúng mục tiêu đặt ra với số lượng, chất lượng và thời gian dự kiến mà công sức tiền của, thời gian bỏ ra để thực hiện quyết định lại thấp nhất hoặc là chi phí cho sự khắc phục các sai lệch về quản lý nhỏ nhất tức là hiệu quả quản lý cao nhất.

2.10.3 Mức độ hiểu biết chấp nhận thực hiện cơ chế quản lý xe cơng

Từ phía các cán bộ, công chức trực tiếp quản lý, sử dụng xe công, khi các cán bộ, công chức trực tiếp quản lý, sử dụng xe công tự giác chấp hành cơ chế quản lý xe công thông qua các quyết định quản lý, điều đó có nghĩa là cơ chế quản lý xe cơng phát huy hiệu lực. Điều đó chứng tỏ chất lượng của các quyết định quản lý xe công khơng chỉ có cơ sở khoa học, có tính hiện thực mà cịn phù hợp với lợi ích giữa Nhà nước với lợi ích của các cán bộ, cơng chức nên có tác dụng kích thích, động viên các cán bộ, công chức tự giác chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh.

2.11 Một số tiêu chí về hiệu quả, hiệu suất quản lý xe công

Các chỉ tiêu đánh giá mang tính định lượng, tiêu chí này chủ yếu được áp dụng đối với xe cơng của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ công.

2.11.1. Đầu vào

Là các nguồn lực được sử dụng để tạo ra xe công và vận hành xe cơng. Các chi phí này bao gồm: chi phí đầu tư, mua sắm, chi phí hao mịn (khấu hao), chi phí sửa chữa tài sản; chi phí quản lý, khai thác sử dụng. Được tính bằng tổng các khoản chi phí bộ máy quản lý: lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... và các chi phí khác. Giá trị xã hội của đầu vào được tính bằng chi phí đầu vào. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động là tính kinh tế như: việc mua sắm tài sản kịp thời, có chất lượng tốt với chi phí thấp nhất.

2.11.2. Đầu ra

Chính là các dịch vụ cơng được cung ứng cho xã hội, số lượng, chất lượng, giá thành, tính cung ứng kịp thời. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động tương ứng với đầu ra là hiệu quả, có nghĩa là giảm thiểu tác động chi phí đầu vào đối với một đơn vị đầu ra (hoặc tối đa hóa lượng đầu ra tương ứng với tổng chi phí đầu vào đã được xác định).

2.11.3. Hiệu quả

Là mục đích đạt được bằng việc sử dụng tài sản tạo ra các dịch vụ công và đảm bảo cung ứng các dịch vụ công theo đúng các mục tiêu, sứ mệnh của đơn vị. Giá trị xã hội của kết quả được đánh giá thông qua việc phản ứng sự hài lòng của người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các cuộc điều tra dư luận xã hội. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động tương ứng với kết quả là tính hiệu lực, tức là tối đa hóa các đầu ra được tạo ra sản phẩm dịch vụ công mà đơn vị mang lại cho xã hội. Như đáp ứng kịp thời trong ứng cứu thiên tai dịch bệnh.

2.12. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý sử dụng xe công

2.12.1. Sự phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý xe cơng trong khu vực hành chính với thực tế

Trong hệ thống quản lý xe cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp thì các yếu tố pháp luật (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý xe cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp) phản ánh hiệu quả quản lý thường rõ nét nhất. Trong điều kiện chuyển cơ chế quản lý xe cơng trong khu vực hành chính từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nếu có một hệ thống chính sách, chế độ quản lý xe cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp hợp lý, sát với thực tiễn sẽ là tiền đề thuận lợi để quản lý xe cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng tham ơ, tham nhũng, lãng phí, thất thốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng xe công trong khu vực cơ quan hành chính sự nghiệp tỉnh sóc trăng (Trang 26)