Câu hỏi khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng xe công trong khu vực cơ quan hành chính sự nghiệp tỉnh sóc trăng (Trang 36)

2.12.4 .Lãnh đạo các tổ chức công

3.1.3 Câu hỏi khảo sát

Khảo sát là cơng cụ chính được sử dụng để thu thập các dữ liệu liên quan đến đo lường của việc thực hiện cơ chế quản lý và những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý xe công được hiệu quả. Các câu hỏi được sử dụng để xác định mức độ nhận thức, hiểu biết, chấp nhận và tuân thủ của các những quy định cho người quản lý sử dụng trong các cơ quan hành chính sự nghiệp trong tỉnh. Sự phát triển câu hỏi được dựa trên các yếu tố xác định, đánh giá từ việc vận dụng quản lý xe công thực tiễn với cơ chế hiện hành, hệ thống quản lý và những nhân tố thực tại ảnh hưởng tới quản lý xe công từ người quản lý sử dụng và trách nhiệm trong việc chấp hành báo cáo, công khai cũng như việc áp dụng các phương pháp đo lường quản lý tài sản Vương Quốc Anh của Đại học Leeds (2006).

Theo Rea và Parker (2005), giai đoạn đầu này là điều cần thiết để xem xét các vấn đề có liên quan có thể liên quan đến việc nghiên cứu. Cần lưu ý rằng tất cả các câu hỏi sẽ được thí điểm để có những con số lựa chọn của người trả lời (Fellow và Liu, 2008). Trong nghiên cứu này việc nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành qua các nhà quản lý và khai thác sử dụng xe công đã được lựa chọn. Con số này đã đủ để xác nhận câu trả lời phù hợp và sự hiểu biết của phép đo áp dụng trong nghiên cứu này.

Các câu hỏi là cơng cụ chính xác cho nghiên cứu này để phục vụ cho các dữ liệu lớn và mức độ khác nhau của người quản lý sử dụng xe công. Điều này là phù hợp với tuyên bố của Naoum (2008) mà đồng ý rằng câu hỏi khảo sát là công cụ tốt nhất trong việc thu thập một số lượng lớn các quan điểm của người trả lời và kinh nghiệm cho hiện tượng phổ biến. Trên cơ sở này, các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này.

Những phát hiện từ nghiên cứu thí điểm đã được sử dụng để tăng cường các cuộc điều tra chính trước khi nó được phân phối cho những người trả lời khảo sát chính. Các câu hỏi khảo sát đã hỗ trợ trong việc đạt được các mục tiêu nghiên cứu thứ ba.

Cầu hỏi chia thành 02 phần:

Phần A: Tìm hiểu thơng tin chung về người trả lời câu hỏi và tổ chức đó, liên quan đến trình độ quản lý, kinh nghiệm quản lý.

Phần B: Nghiên cứu về mức độ hiệu quả của quy định quản lý xe công trong các cơ quan được hỏi trong các lĩnh vực nhận thức, hiểu biết và chấp nhận.

Một phân tích định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này thông qua các số liệu thống kê mô tả cách sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010. Các yếu tố chế độ trong số các câu trả lời đã được nghiên cứu tập trung vào các cấp bậc cao nhất và thấp nhất trong số các câu trả lời. Các phân tích và giải thích về xu hướng này cũng đã được tiến hành thông qua Likert rộng với không đồng ý như cấp bậc thấp nhất và đồng ý mạnh mẽ là cấp bậc cao nhất. Tuy nhiên, một lựa chọn trung lập cũng được cung cấp trong các hình thức cơ sở 'không biết'. Tất cả các xu hướng được phân tích với lời giải thích và mơ tả về các hiện tượng có liên quan (phụ lục 01).

Những người trả lời cho khảo sát chính là những người cơng tác quản lý như kế toán hoặc được chỉ định để thực hiện quản lý xe công trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản được sử dụng để xác định kích thước của mẫu khảo sát là 24 cơ quan, đơn vị (phụ lục 2) mỗi cơ quan đơn vị trả lời 01 đến 02 bảng vậy có 48 phiếu trả lời. Lý do lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản vì đây là

những cơ quan nhà nước cùng thực hiện chung quy định quản lý xe công, khoản cách cơ quan gần nhau cùng trên địa bàn, hơn nữa những cơ quan này đều có quản lý, sử dụng xe công.

Theo Saunders cùng cộng sự Lewis và Thornhill (2009), dữ liệu định tính đề cập đến tất cả các dữ liệu phi số mà có thể là một sản phẩm của tất cả các chiến lược nghiên cứu. Phương pháp này tạo ra một sự kết hợp của phi tiêu chuẩn hóa dữ liệu địi hỏi phải phân loại và phân tích thơng qua việc sử dụng các khái niệm hóa. Microsoft Excel và Ms Windows được sử dụng để phân tích dữ liệu định tính vì nó là thích hợp để phân tích nghiên cứu định tính.

Phân tích mơ tả đã được thơng qua trong việc phân tích dữ liệu định lượng. Phân tích các dữ liệu mơ tả được thực hiện bằng cách thiết lập phân phối tần số để biết số điểm đạt được của mỗi biến. Các đặc tính của các biến được xem xét, được xác định thông qua số điểm đạt được bằng cách sử dụng của Likert quy mô phân loại như: 1) không đồng ý, 2) Rất không đồng ý, 3) trung lập 4) đồng ý, và 5) đồng ý mạnh mẽ.

Tóm tắt chương 3: Nội dung chương này nhằm thiết kế quy trình nghiên cứu của luận văn, căn cứ trên những khái niệm, mơ hình nghiên cứu trước. Thiết kế thang đo Likert quy mô phân loại như: 1) không đồng ý, 2) Rất không đồng ý, 3) trung lập 4) đồng ý, và 5) đồng ý mạnh mẽ để thiết kế câu hỏi khảo sát, nội dung câu hỏi được tham khảo thử nghiệm nhằm bổ sung cho hoàn chỉnh. Nguyên tắc lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản và sử dụng phương pháp thống kê mơ tả và định tính để phân tích trong nghiên cứu này. Do các cơ quan đơn vị cùng nằm trên những địa bàn, cùng thực hiện chung cơ chế chính sách quản lý xe cơng và tiêu chuẩn định mức có phần gần giống nhau, mức độ nhận thức, hiểu biết về pháp luật tương đồng nhau.

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG XE CÔNG TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TỈNH SĨC TRĂNG

4.1. Thực trạng công tác quản lý sử dụng xe công trong cơ quan hành chính sự nghiệp tỉnh Sóc Trăng

4.1.1 Cơ quan quản lý xe cơng

Mơ hình tổ chức quản lý xe công được tổ chức từ cấp Trung ương đến địa phương theo hệ thống tổ chức nhà nước và phân cấp quản lý tài sản công. Ở nước ta, quản lý tài sản được hình thành theo bốn cấp gồm: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Công tác quản lý xe ô tơ cơng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được Chính phủ giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng quản lý. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ sau đây: (i) Quyết định đầu tư, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, (ii) Hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài chính về tình hình quản lý xe cơng; (iii) Lập và quản lý hồ sơ về xe ô tô công; (v) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý xe cơng.

Sở Tài chính là cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, trong đó có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về xe công. Nhiệm vụ của Sở Tài chính về quản lý xe cơng được thể hiện ở các mặt như sau:

Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh các văn bản hướng dẫn về quản lý, sử dụng xe công và phân cấp quản lý nhà nước về tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý xe cơng; đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả xe công theo thẩm quyền tại địa phương; Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, cho thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, giao xe công cho đơn vị sự nghiệp cơng lập tự chủ tài chính và sử dụng xe cơng của đơn vị sự nghiệp cơng lập tự chủ tài chính vào mục đích sản

xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật; Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với xe công không xác định được chủ sở hữu; xe tịch thu sung quỹ nhà nước; xe của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) khi dự án kết thúc được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;

4.1.2 Những quy định cơ chế quản lý xe công trong khu vực hành chính sự nghiệp tỉnh Sóc Trăng

Trên cơ sở đó Chính phủ đã ban hành nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản cơng; Bộ Tài chính có Thơng tư 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định 52/2009/NĐ-CP. Về quản lý, sử dụng phương tiện đi lại có quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ và Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, ngày 26/11/2013; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.

Trên cơ sở các văn bản pháp luật và với đặc điểm, tình hình cụ thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể cho việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cơng trong khu vực hành chính sự làm căn cứ để các đơn vị, địa phương thực hiện thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh:

Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 13/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Theo đó xe ơ tơ cơng

được giao cho các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã quản lý. Tuy nhiên mọi quyết định như mua sắm, thanh lý điều chuyển, thu hồi điều phải thông qua Sở Tài chính trình xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh.

Quyết định số 1109/QĐHC-CTUBND ngày 21/10/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định số lượng, chủng loại xe ô tô chuyên dùng áp dụng đối với một số cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ đặc thù trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Quy định rõ chủng loại, loại xe được trang bị, số lượng xe chuyên dùng cho từng cơ quan đơn vị có nhiệm vụ đặc thù.

4.1.3 Tình hình quản lý sử dụng xe cơng tỉnh Sóc Trăng

Về thực trạng xe cơng của tỉnh Sóc Trăng phân thành ba nhóm sau: Nhóm xe công trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh; xe trang bị cho các huyện, thị xã, thành phố; nhóm xe chuyên dùng:

a. Xe cơng trong cơ quan hành chính sự nghiệp cấp tỉnh:

Bảng 4.1.3a Xe cơng hiện có trong cơ quan hành chính sự nghiệp cấp tỉnh

(chi tiết phụ lục 3).

Loại xe phục vụ chung Định mức hiện có Xe Thừa, thiếu Nguyên giá mua theo SSKT

Giá trị còn lại th. SSKT Tổng cộng số xe 119 122 5 76,222,670,249 13,684,213,617

b. Xe trang bị cho các huyện, thị xã, thành phố:

Bảng 4.1.3b Xe cơng hiện có của các huyện, thị xã thành phố.

Stt Tên đơn vị Định mức hiện có Xe Thừa thiếu chỗ Số ngồi Nguyên giá mua theo SSKT Giá trị còn lại th. SSKT 1 UBND huyện Thạnh Trị 2 3 1 929.367.000 118.106.800 2 UBND Thị xã Sóc Trăng 2 3 1 922.914.140 115.691.200 3 UBND huyện Mỹ Tú 2 3 1 1.488.728.000 372.500.000

4 Dung UBND huyện Cù Lao 2 3 1 1.526.103.000 387.350.000

5 UBND huyện Kế Sách 2 3 1 1.089.900.000

6 UBND huyện Long Phú 2 3 1 1.247.051.800

7 UBND thị xã Vĩnh Châu 2 3 1 1.099.904.500

8 UBND thị xã Ngã Năm 2 3 1 1.524.851.000

9 UBND huyện Mỹ Xuyên 2 3 1 1.110.725.000

10 Thành UBND huyện Châu 2 3 1 1.678.166.000

11 UBND huyện Trần Đề 2 3 1 1.224.146.000 344.750.000

Tổng cộng 22 33 11 14,791,441,999 2,908,878,880

Nguồn: Cơ sở dữ liệu và báo cáo tài sản (Sở Tài chính, 2015) c) Xe chuyên dùng:

Bảng 4.1.3c: Xe ô tô chuyên dùng (chi tiết phụ lục 4)

Loại xe chuyên dùng Định mức Hiện có Thừa thiếu Nguyên giá theo SSKT

Giá trị còn lại th. SSKT

Tổng Cộng 63 44 -19 41.079.490.290 13.283.155.000

Nguồn: Cơ sở dữ liệu và báo cáo tài sản (Sở Tài chính, 2015)

-Đối với xe ô tô phục vụ chức danh: Tỉnh Sóc Trăng có 04 xe phục vụ cho các chức danh sau: Bí thư Tỉnh ủy; Phó Bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo đúng tiêu chuẩn định mức.

-Xét về tiêu chuẩn định mức: Như vậy toàn tỉnh hiện nay thừa so với định mức quy định là 05 xe. Tuy nhiên, trong đó xe tại các cơ quan hành chính sự nghiệp

cấp tỉnh định mức là 119, số xe hiện có là 122, thừa 05 xe chiếm 4,2% so với tổng định mức. Số xe thừa định mức tập trung tại Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân, số xe này phục vụ cho cơng tác ngoại giao như đưa đón các vị chức sắc trong các tơn giáo, hay đưa đón các vị lão thành cách mạng (phụ lục 03).

-Về các huyện thị, thành phố, thị xã có 33 xe so với định mức là 22 xe vậy thừa là 11 xe chiếm 50% so với tổng định mức. Việc mỗi huyện thị, thành phố thừa 01 xe so với quy định là do các huyện đã được Chương trình 135 hỗ trợ cho mỗi huyện 01 xe để thực hiện chương trình. Hiện nay chương trình 135 đã kết thúc số lượng của dự án 135 sẽ thu hồi về Sở Tài chính lập phương án xử lý. Do hiện nay, Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện và Hội đồng nhân dân nhập chung cho nên việc mỗi huyện hiện nay 03 xe là tạm chấp nhận được.

Đối với xe chuyên dùng hiện có 44 xe, theo định mức quy định thì tổng cộng 63 xe (63-44=19) như vậy đối với xe chuyên dùng còn thiếu so với định mức là 19 xe. Số xe chuyên dùng hiện nay đã hết khấu hao theo quy định nhưng vẫn còn sử dụng, giá trị còn lại so với nguyên giá 32,3%, trong đó giá trị cịn lại của 01 xe truyền hình lưu động chiếm 79%. Trong đó xe cứu thương chiếm 60% tổng số xe chuyên dùng, hiện ngành y tế còn thiếu 12 xe cứu thương, 02 xe chuyên dùng phục vụ phòng chống dịch bệnh (phụ lục 4).

4.1.4. Nội dung quản lý xe công trong cơ quan hành chính sự nghiệp

a) Quản lý quá trình hình thành: Xe cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp được đầu tư, mua sắm, trang cấp để phục vụ công tác chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ được giao. Việc đầu tư, mua sắm căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản của Nhà nước. Quá trình mua thực hiện theo quy định như đấu thầu theo quy định.

Bảng 4.1.4a: Tình hình mua xe cơng tỉnh Sóc Trăng năm 2013-2015

Trong 03 năm qua từ năm 2013-2015 tỉnh đã mua 05 xe, trị giá 4.335 triệu đồng. Trong đó 04 xe phục vụ công tác chung giá trị 3.615 triệu đồng, 01 xe chuyên dùng phục công tác tuần tra giao thông giá trị 720 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng xe công trong khu vực cơ quan hành chính sự nghiệp tỉnh sóc trăng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)