Tốc độ tăng trƣởng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 38 - 39)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng về các yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt

3.2.3 Tốc độ tăng trƣởng tín dụng

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của 23 NHTMCP) Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng trưởng tín dụng

Biểu đồ 3.4 cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng (CG) năm 2009 của hệ thống ngân hàng tăng rất mạnh do ảnh hưởng tích cực từ gói kích cầu của Chính phủ, đạt 65,87% trong khi năm 2008 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên tốc độ này chỉ đạt 20,61%.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhất là ngân hàng PGB (năm 2009) đạt 164,96% và thấp nhất là ngân hàng HDB (năm 2008) đạt -30,71%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm liên tục từ năm 2010 đến 2012 do ảnh hưởng từ chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ của Chính phủ làm cho cung tín dụng giảm đáng kể và chạm đáy vào năm 2012 khi đạt mức tăng trưởng chỉ 17,56%. Tình hình khả quan hơn trong năm 2013 khi tốc độ tăng trưởng đạt 19,93% do phản ứng tích cực từ việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định. Trong năm 2014, NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ để điều tiết tiền tệ phù hợp; thực hiện đồng

bộ các giải pháp ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối và vàng; triển khai các giải pháp tín dụng linh hoạt gắn kết với các chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực để hỗ trợ các TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả đi đơi với an tồn, chất lượng tín dụng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2014 đạt 16,36%, vượt chỉ tiêu định hướng của NHNN từ 12-14% đề ra từ đầu năm. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Các chương trình, chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực đã được hệ thống ngân hàng triển khai kịp thời, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Bước sang năm 2015, NHNN tiếp tục triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của các TCTD. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ tiếp tục được giữ ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được củng cố, tình trạng đơ-la hóa trong nền kinh tế tiếp tục giảm, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Các kết quả tích cực này của thị trường đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2015 tăng cao hơn năm trước (đạt 24,12%), hỗ trợ đắc lực cho việc đạt tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu của cả năm. Dịng vốn tín dụng tiếp tục được phân bổ hợp lý, hướng tới các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ như cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

So sánh tốc độ tăng trưởng tín dụng với tỷ lệ nợ xấu, ta thấy có quan hệ nghịch biến, tức là nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm và ngược lại. Những năm kinh tế phát triển, cung tiền được mở rộng, tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức cao làm cho tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay giảm xuống. Do vậy, căn cứ vào các cơng trình nghiên cứu trước đây cùng với thực tế diễn biến nợ xấu trong thời gian qua, nghiên cứu đặt giả thuyết tốc độ tăng trưởng tín dụng có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu và sẽ tiến hành kiểm định giả thuyết ở các chương sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)