Khuyến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 66 - 68)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

5.2 Giải pháp, khuyến nghị

5.2.2.1 Khuyến nghị đối với NHNN

“Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được phê duyệt ngày 01/03/2012 (Quyết định số 254/QĐ-TTg) đã khép lại, Chính phủ mà trọng tâm là NHNN đã tích cực xử lý nợ xấu của ngân hàng và đã thu được kết quả nhất định như sau: tiến triển trong hoạt động thu mua nợ xấu của VAMC (lũy kế từ năm 2013 đến hết năm 2015, tổng nợ xấu VAMC đã mua là 245 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc với số trái phiếu phát hành là 207 nghìn tỷ đồng); thắt chặt quy định về phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu (Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN); đạt mục tiêu đưa nợ xấu về mức hợp lý dưới 3% vào cuối năm 2015, kết quả này có được từ sự trợ giúp khơng nhỏ của VAMC khi đứng ra mua lại một khoản nợ lớn của các ngân hàng.

Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu hiện nay mặc dù đã có sự thay đổi về lượng nhưng không thay đổi căn bản về chất. Với kết quả thu hồi nợ mà VAMC có được chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với những khoản nợ mà họ đã thu mua (trong tổng số khoảng 247 nghìn tỷ đồng nợ xấu mua về tính đến ngày 8/6/2016, tuy nhiên số nợ xử lý được mới dừng ở 31 nghìn tỷ đồng). Tốc độ xử lý nợ xấu diễn ra còn chậm trong thời gian qua của VAMC đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp vốn mới cho các lĩnh vực tăng trưởng thơng qua hoạt động quay vịng vốn tín dụng của các TCTD. Ngoài ra, hoạt động phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro của các ngân hàng có được thực hiện nghiêm ngặt hay khơng cũng là vấn đề đáng quan ngại. Thêm vào đó, việc cấp vốn cho lĩnh vực bất động sản thời gian gần đây tăng nhanh tạo ra mối lo ngại nợ xấu mới sẽ gia tăng một

khi nền kinh tế chững lại kèm theo tình trạng kinh doanh ngày càng xấu đi của một bộ phận ngân hàng đến mức NHNN phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.

Trong thời gian tới, để góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế, tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất, đẩy nhanh q trình lành mạnh hóa tài chính, tái cơ cấu tổ chức bằng các

thương vụ sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng nhỏ, yếu kém về hệ thống quản trị thành các ngân hàng có quy mơ, hệ thống quản trị tốt hơn. Bên cạnh đó, trong q trình sáp nhập, hợp nhất cịn là phương thức hóa giải tình trạng sở hữu chéo giữa các NHTM, qua đó giúp hệ thống các TCTD giảm thiểu rủi ro hoạt động của tồn hệ thống, góp phần đảm bảo cho các TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh và minh bạch, phản ánh đúng năng lực tài chính của tồn hệ thống.

Thứ hai, NHNN cần nhanh chóng đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện các quy

chế quản lý phù hợp với chuẩn mực quốc tế Basel II về các nội dung sau: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng, quản trị rủi ro, quản trị tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra nội bộ, xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính nhằm tạo ra sự minh bạch trong hoạt động của các NHTM.

Thứ ba, NHNN cần tổ chức hoạch định, định hướng và giám sát chặt chẽ các dòng

vốn của hoạt động cấp tín dụng với định hướng dịng vốn khơng tập trung q nhiều vào những khu vực phi sản xuất, tiềm ẩn rủi ro cao khi bị tác động từ bên ngồi như chứng khốn, bất động sản tạo ra bong bóng thị trường và đây cũng là nguyên nhân của thực trạng nợ xấu hiện nay.

Thứ tư, tăng cường chức năng thanh tra, giám sát của NHNN để bảo đảm các TCTD

tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và quy định về an tồn hoạt động tín dụng nhằm sớm phát hiện ra những sai sót, xu hướng lệch lạc trong việc phân loại nợ và trích lập dự phịng để có biện pháp chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để và ngăn ngừa nợ xấu gia tăng trong tương lai.

Thứ năm, đối với hoạt động mua nợ xấu của VAMC, chấm dứt hoạt động mua nợ

xấu theo giá ghi sổ, triệt để giúp VAMC tiến hành thực hiện mua nợ xấu theo giá thị trường, theo quy định tại Quyết định số 618/QĐ-NHNN ngày 12/04/2016 do NHNN vừa

mới ban hành. Tăng tốc xử lý đối với nợ xấu VAMC đã mua theo giá ghi sổ bằng việc tiến hành cho các ngân hàng đảm bảo trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản nợ VAMC đã mua theo giá ghi sổ theo các biện pháp như đánh giá lại theo giá thị trường hoặc VAMC mua lại trái phiếu đặc biệt đã phát hành theo giá thị trường. Điều cần thiết trước khi tiến hành các biện pháp trên là tăng cường vốn tự có của VAMC và sử dụng chuyên gia bên ngoài, chuyển giao kỹ thuật thông qua hoạt động liên kết kinh doanh vốn bao gồm cả việc thành lập công ty liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài giàu kinh nghiệm. Và đặc biệt, trong năm 2015, ở Việt Nam phát sinh ba trường hợp NHNN mua lại cổ phần của ngân hàng có tài chính yếu kém với giá 0 đồng, bao gồm: Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Đại Dương (OceanBank) và Dầu khí Tồn cầu (GPBank). Điều đó cho thấy các ngân hàng này đã rơi vào nguy cơ phá sản với tình trạng nợ âm vốn chủ sở hữu. Và đối với ba ngân hàng được kiểm soát đặc biệt này, NHNN cần triệt để chỉ đạo VAMC mua nợ xấu theo giá thị trường, xóa hồn tồn nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)