CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5.2 Giải pháp, khuyến nghị
5.2.2.2 Khuyến nghị đối với Chính phủ
Thời gian qua, Chính phủ đã có những văn bản hướng dẫn các bộ ngành về các đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu thông qua Công ty quản lý tài sản VAMC. Sau ba năm thực hiện đã có những kết quả theo hướng khả quan, phần nào tháo gỡ những khó khăn của khối ngành ngân hàng, lưu thơng dịng vốn trong toàn bộ nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016, Chính phủ đã thẳng thắn đề cập đến vấn đề nợ xấu và cho rằng nợ xấu tiếp tục là vấn đề đáng lo ngại khi việc xử lý chưa đi vào thực chất và gặp nhiều khó khăn: VAMC mới xử lý được 32.400 tỷ đồng trong tổng số 241.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua (đạt 13,4%); một số ngân hàng thương mại quản lý yếu kém, thua lỗ, mất vốn, nợ xấu lớn, để xảy ra vi phạm pháp luật; các thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản phát triển chưa bền vững và còn tiềm ẩn rủi ro.
Theo đó, Chính phủ định hướng thời gian tới tiếp tục tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu. Để nâng cao vai trị tiếp sức, định hướng của Chính phủ đối với cơng tác xử lý nợ xấu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, để xử lý nợ xấu một cách triệt để, chúng ta cần phải có giải pháp tổng thể
và lâu dài. Thực tế hiện nay cho thấy, mơi trường kinh doanh trong nước cịn nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu và mơi trường
biển; hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa khó khăn; số lượng các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng; hàng tồn kho mặc dù gần đây có giảm nhưng số lượng vẫn cịn lớn; năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khơi thơng nguồn vốn để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước và các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu là rất quan trọng. Cần xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp trong khâu đổi mới máy móc thiết bị, doanh nghiệp mới khởi nghiệp, khách hàng vay vốn và các TCTD như hỗ trợ về thuế, cơ chế chính sách, thủ tục pháp lý trong q trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng và xử lý nợ xấu.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện các chính sách tăng trưởng kinh tế, kéo giảm lãi suất,
kiểm soát lạm phát và tái cấu trúc nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định kinh tế vĩ mơ qua đó hạn chế tốc độ tăng nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ ba, hồn thiện cơ sở, hành lang pháp lý để VAMC hoạt động hiệu quả cao hơn
trong việc thực hiện thu hồi, bán và tái cơ cấu nợ xấu, cụ thể như sau: bộ phận định giá riêng biệt hoạt động hoàn toàn độc lập để định giá các tài sản thế chấp khi tiến hành thu mua nợ xấu; xây dựng thị trường mua bán nợ xấu hoạt động một cách minh bạch, có tính hiệu quả cao; cần tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia mua bán nợ kể cả những thành phần không cư trú ở Việt Nam; xây dựng cơ chế pháp lý và đảm bảo nguồn tài chính để thúc đẩy hoạt động xử lý các ngân hàng yếu kém và tăng cường vốn cho một bộ phận ngân hàng có tình hình tài chính khó khăn do ghi nhận lỗ vì bán nợ xấu theo giá thị trường. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách trên phải đảm bảo tính an tồn cho hệ thống ngân hàng, tránh để mất kiểm soát dẫn đến hiệu ứng domino mất thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng.
Thứ tư, hỗ trợ vốn, chính sách ưu đãi để phá tan sự đóng băng của thị trường bất
động sản bởi hiện nay hầu hết các khoản nợ xấu đều thực hiện tài sản bảo đảm vay vốn bằng bất động sản. Do vậy, chỉ có khơi thơng dịng vốn ở thị trường bất động sản thì vấn đề nợ xấu có thể giải quyết nhanh chóng. Đồng thời, tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển bền vững, tránh để tình trạng bong bong bất động sản quay trở lại, sẽ làm nợ xấu ngân hàng tăng lên và như vậy sự đổ vỡ hệ thống ngân hàng là không tránh khỏi.
Cuối cùng, để việc thực hiện tái cấu trúc hệ thống các TCTD được thuận lợi, thiết
nghĩ Chính phủ cần có những chính sách để tạo sân chơi bình đẳng để các ngân hàng nước ngồi có vốn lớn, hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt có thể tham gia. Như vậy, chúng ta vừa giải quyết vấn đề về vốn, nâng cao năng lực của các ngân hàng trong nước và tiếp thu các kinh nghiệm quản trị tốt từ đối tác nước ngoài.