Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.1 Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Ở các bước đầu tiên là đề ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và tìm hiểu về các cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu đã được trình bày ở Chương 1 và Chương 2 nên tiếp theo tác giả sẽ trình bày về mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu nhiều mơ hình lý thuyết của các tác giả thực hiện nghiên cứu về đo lường các yếu tố tác động đến nợ xấu ngân hàng.

Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm đã được đề cập trong nghiên cứu của Fawad Ahmad and Taqadus Bashir (2013), mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố vi mô và nợ xấu ngân hàng được xây dựng có dạng như sau:

Mơ hình nghiên cứu:

NPLit = β0 + β1IEit + β2SRit + β3LDRit + β4MPit + β5ROAit + β6ROEit + β7CGit + β8TLIit + β9 DR it + β10 RR it + µit

Trong đó:

NPLit là biến phụ thuộc, đại diện tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.

IEit , SRit , MPit , ROAit , ROEit , CGit , TLIit , DR it , RR it là các biến độc lập, đại

diện cho các yếu tố vi mô, và được đo lường chi tiết theo bảng 4.1. Bảng 4.1: Mô tả các biến

Các biến Phƣơng pháp đo lƣờng Kỳ vọng dấu

Biến phụ thuộc

Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Biến độc lập

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (IE)

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (SR)

Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR)

Thị phần tín dụng (MP) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

(ROA)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (CG)

Tỷ lệ nợ phải trả trên thu nhập (TLI)

Lãi suất huy động (DR) +

Tỷ lệ dự trữ tài sản (RR) +

µ Sai số

Giả thuyết nghiên cứu:

Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 2 và thực trạng diễn biến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam như đã phân tích ở chương 3, nghiên cứu đặt ra các giả thuyết kiểm định và chiều hướng tác động của các yếu tố vi mô đến tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam như sau:

Với H là các biến độc lập và có tác động đến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Giả thuyết H1: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có tác động cùng chiều lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Giả thuyết H2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động ngược chiều lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Giả thuyết H3: Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động có tác động cùng chiều lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Giả thuyết H4: Thị phần tín dụng có tác động cùng chiều lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Giả thuyết H5: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Giả thuyết H6: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có tác động ngược chiều lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Giả thuyết H8: Tỷ lệ nợ phải trả trên thu nhập có tác động ngược chiều lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Giả thuyết H9: Lãi suất huy động có tác động cùng chiều lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Giả thuyết H10: Tỷ lệ dự trữ tài sản có tác động cùng chiều lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)