Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản

Ngày 20/11/2014, NHNN đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài thay thế toàn bộ các văn bản trên nhằm nâng cao các tiêu chuẩn an toàn, tăng cường hơn nữa sự minh bạch trong hoạt động của các TCTD, qua đó góp phần hạn chế tình trạng sở hữu chéo, thúc đẩy q trình tái cơ cấu hệ thống. Theo Thơng tư 36 thì ngồi hệ số an tồn vốn riêng lẻ và hợp nhất vẫn áp dụng theo tỷ lệ 9% thì có một số chỉ tiêu khác với Thơng tư 13 mà TCTD phải duy trì như sau:

(1) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = Tài sản có tính thanh khoản cao/ Tổng Nợ phải trả > = 10%

(2) Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày (VND) = Tài sản có tính thanh khoản cao/ Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo > = 50%

(3) Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày (Ngoại tệ) = Tài sản có tính thanh khoản cao/ Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo >=10%

(4) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các NHTM là 60% (Điều 17, khoản 5).

Cần phải chú ý rằng, so với trước đây quy định lần này đưa giới hạn lên 60% nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung và dài hạn là tính trên cơ sở thời hạn còn lại của nguồn vốn và của tài sản. Như vậy với cách tính này sẽ đầy đủ hơn cũng như đáp ứng được yêu cầu về mặt quản trị giữa TSN và TSC của NH phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

(5) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi đối với NHTMNN là 90% và NHTMCP là 80% (Điều 21, khoản 5).

Có thể thấy Thơng tư 36 đã giúp tiếp tục hồn thiện và tăng cường khuôn khổ pháp lý để kiểm soát tốt hơn hoạt động NH, nâng cao hiệu quả quản trị điều hành, hạn

Các chỉ số hoạt động của hệ thống các ngân hàng ghi nhận nhiều biến động đáng chú ý trong năm 2015 do ảnh hưởng của việc áp dụng thông tư 36/2014/TT- NHNN từ thời điểm 01/02/2015, bao gồm:

Thứ nhất, Tổng tài sản giảm do hoạt động cho vay và nhận gửi liên ngân hàng

thu hẹp. Theo thống kê tại thời điểm cuối năm 2014, hoạt động liên ngân hàng chiếm khoảng 12.8% tổng tài sản của các ngân hàng thương mại, tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng giảm 0.34% tính đến thời điểm 31/05/2015 mặc dù tín dụng tăng 5.22%.

Thứ hai, Vốn tự có tăng do thơng tư 36 cho phép tính dự phịng chung cho rủi

ro tín dụng vào vốn cấp 2, thơng tư 13 trước đó thì khoản mục này khơng được bao gồm.

Thứ ba, Hệ số CAR tăng trở lại nhờ tác động kép đến từ thông tư 36 khi vừa

tăng cấu phần vốn cấp 2, giúp tăng vốn tự có như đề cập ở trên đồng thời giảm hệ số rủi ro của một số loại tài sản.

Thứ tư, Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tăng mạnh sau khi giới

hạn cho tỷ lệ này được nới lên mức 60% tại thông tư 36 từ mức 30% trước đó. Nguyên nhân do các ngân hàng sử dụng nhiều hơn vốn ngắn hạn để tài trợ hoạt động dài hạn và cơ cấu các khoản nợ rủi ro thành nợ dài hạn, đẩy tín dụng trung và dài hạn gia tăng. Theo đó tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn cao hơn dẫn đến tiềm ẩn rủi ro kì hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)