CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.1.2 Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản
Trước đây, các NHTM đều thực hiện mơ hình quản lí vốn cũ theo cơ chế điều hịa vốn nội bộ. Theo đó các chi nhánh thực hiện quản lý vốn độc lập thơng qua hoạt động của Phịng Nguồn vốn tại từng chi nhánh. Các chi nhánh tự cân đối vốn trên cơ sở tuân thủ các qui định của ngành và của hệ thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc tại NHNN. Chi nhánh phải mở ít nhất 1 tài khoản tại NHNN địa phương và tại một TCTD khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và an toàn vốn.
Như vậy, khi các chi nhánh thừa hoặc thiếu vốn thì sẽ điều chuyển trong hệ thống theo cơ chế vay - gửi với lãi suất áp dụng là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ.
NH chỉ chuyển vốn phần chênh lệch giữa TSN và TSC. Hội sở chính nhận vốn/chuyển vốn đối với phần vốn dư thừa/thiếu hụt của chi nhánh. Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ (cho vay, nhận gửi) cũng chỉ áp dụng cho phần chênh lệch này.
Chi nhánh hoạt động như một “NH nhỏ”, tự cân đối TSC và TSN, chỉ nhận hoặc gửi vốn trung ương trong trường hợp thiếu hụt hoặc dư thừa. Vì vậy, mọi rủi ro lãi suất, RRTK đều do chi nhánh chịu trách nhiệm.
Từ năm 2007 đến nay hầu hết các NH đã thực hiện thành cơng việc chuyển đổi mơ hình từ cơ chế điều hịa vốn nội bộ sang cơ chế quản lí vốn tập trung FTP (Fund Transfer Pricing). Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của NH. Các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính (thơng qua trung tâm vốn). Hội sở chính sẽ mua tồn bộ TSN của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho TSC. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thơng qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính, tập trung RRTK và rủi ro lãi suất về Hội sở chính.
Hội sở chính tập trung điều hành quản trị, vốn trong đó có tổ chức quản lý RRTK, rủi ro lãi suất toàn hệ thống. Chi nhánh thực sự trở thành các đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Nhìn chung các NHTM Việt Nam đã có ý thức khá tốt về việc quản trị RRTK. Tuy nhiên về mặt tổ chức thực hiện nhiệm vụ thì cịn rất khác nhau. Một số NHTM đã bắt đầu thí điểm thành lập Uỷ ban quản lý rủi ro, Ban quản lý TSC - TSN; thiết lập hệ thống thông tin quản lý. Một số NH thì tổ chức phịng quản lý RRTK riêng, một số khác tổ chức phòng quản lý rủi ro chung trong đó có quản lý RRTK, nơi thực hiện đo lường và quản lý kỳ hạn của các luồng tiền. Như vậy, nhìn chung các NH đều đã tổ chức một bộ phận chuyên trách để thực hiện quản lý khả năng chi trả của mình. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý thanh khoản chưa được quy định rõ ràng tại các bộ phận của NHTM (Chi nhánh, Phòng Giao dịch, bộ phận nguồn vốn, bộ phận ngân quỹ…).