Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 72 - 73)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Cần chủ động, linh hoạt trong việc điều hành các cơng cụ của chính sách tiền tệ (lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở) theo diễn biến của thị trường để vừa tác động đến hoạt động kinh doanh của các NHTMCP, tạo điều kiện

cho các ngân hàng sử dụng vốn khả dụng hiệu quả nhất, vừa kiểm soát được lạm phát, tạo điều kiện quản lý và thu hút nguồn vốn “nhàn rỗi” vào hệ thống ngân hàng. Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHNN trong việc quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung, NHTM nói riêng (về nợ xấu, chất lượng tài sản; về xử lý các NHTM yếu kém sau tái cơ cấu…). Hồn thiện các cơ chế chính sách, luật pháp cũng như ban hành các tiêu chí xếp loại, đánh giá ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Chú ý đến tính khả thi, tính đồng bộ, tính kịp thời của các chính sách, văn bản do NHNN xây dựng, chấm dứt tình trạng lách luật trong kinh doanh ngân hàng của các NHTMCP.

Đối với cơ quan thanh tra giám sát NHNN, cần bố trí đủ nguồn lực (nhân sự, cơng nghệ, tài chính) để hoạt động này có hiệu quả hơn. Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của cơ quan giám sát ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn hoạt động, kiểm sốt ngăn chặn rủi ro có tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng. Mở rộng các đối tượng chịu sự giám sát thường xuyên đối với tất cả các hoạt động ngân hàng do bất kỳ đối tượng nào tiến hành, khơng có sự ngoại lệ kể cả Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Hoàn thiện các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, các quy định về phân loại nợ và trích dự phịng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Xây dựng qui trình giám sát vĩ mơ và vi mơ để có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng có vấn đề. Trước mắt cần xây dựng cơ chế kiểm soát tăng trưởng tín dụng và nợ xấu phát sinh đối với các tổ chức tín dụng.

Chính phủ cần chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tái cấu trúc tồn bộ thị trường tài chính để các kênh dẫn vốn hợp lý hơn, minh bạch hơn, đúng đối tượng hơn. Mặt khác, cần có những quy định cụ thể về mơ hình hoạt động của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, bởi thực tế, nhiều ngân hàng có cấu trúc giống như tập đồn tài chính chuyên ngành, nhưng quản lý lại như một NHTM đa năng. Làm rõ vấn đề này cũng là cách hạn chế hoạt động đầu tư chéo “méo mó” đã diễn ra trong nhiều năm qua. Nhanh chóng minh bạch quan hệ sở hữu, an tồn cho hoạt động của từng pháp nhân hiện nay đang được coi là các công ty con của NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)