Phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1.4 Phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu

3.1.4.1 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng thông qua hồi quy tuyến tính đa biến để lượng hóa sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong các mơ hình. Nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để quyết định trong việc lựa chọn giữa sử dụng mơ hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model) hay mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model). Bằng cách sử dụng phần mềm Stata để tiến hành kiểm định Hausman, tác giả nhận thấy rằng mơ hình các ảnh hưởng cố định là phù hợp hơn so với mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên để áp dụng cho mơ hình nghiên cứu của đề tài.

3.1.4.2 Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính được cơng bố trên website của 19 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2014. Sau khi dữ liệu được thu thập, tác giả thực hiện bước tiếp theo là tính tốn các biến dựa trên số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính.

Trên cơ sở nghiên cứu của Salman Ahmed Shaikh (2015) cùng các phát hiện của các nghiên cứu trước, tác giả tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu định lượng để nhận dạng và xác định mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam có dạng như sau:

Yi,t = β0 + β1 X1i,t + β2 X2i,t + β3 X3i,t + β4 X4i,t + β5 X5i,t + β6 X6i,t +

β7 X7i,t + εi,t Trong đó:

Biến phụ thuộc Yi,t: (Tiền mặt+Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng của ngân hàng i năm t

Các biến độc lập:

X1i,t : Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng i năm t X2i,t : Vốn tự có/Tổng tài sản “Có” của ngân hàng i năm t

X3i,t: (Tiền mặt+Tiền gửi tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có” của ngân hàng i năm t

X4i,t: Dư nợ/Tổng tài sản “Có” của ngân hàng i năm t X5i,t: Dư nợ / tiền gửi khách hàng của ngân hàng i năm t

X6i,t : (Chứng khoán thanh khoản + Chứng khốn sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản “Có” của ngân hàng i năm t

X7i,t : Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD của ngân hàng i năm t

3.1.4.4 Kết quả nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 19 NH TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2014 với các biến số được mô tả tại mục 3.1.4.3 của đề tài.

Bảng 3.11: Thống kê mô tả các biến

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả Từ kết quả thống kê mô tả ở bảng 3.11 cho thấy, chỉ số Y = (Tiền mặt+Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng thấp nhất là Ngân hàng TMCP Quốc Dân 2.01% (có tính thanh khoản thấp), cao nhất là Ngân hàng TMCP Đơng Nam Á 108.65% (có tính thanh khoản cao).

Chỉ số X1 = Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động thấp nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn 5.76%, cao nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương 31.3%. Chỉ số bình quân là 13.95%.

Chỉ số X2 = Vốn tự có/Tổng tài sản “Có” thấp nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn 5.44%, cao nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương 23.84%. Chỉ số bình quân là 11.91%.

Chỉ số X3 = (Tiền mặt+Tiền gửi tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có” thấp nhất là Ngân hàng TMCP An Bình 1.14%, cao nhất là Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt 45.52%. Chỉ số bình quân là 13.46%.

Chỉ số X4 = Dư nợ/Tổng tài sản “Có” thấp nhất là Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt 26.4%, cao nhất là Ngân hàng TMCP Nam Á 74.2%. Chỉ số bình quân là 54%.

Chỉ số X5 = Dư nợ / tiền gửi khách hàng thấp nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn 54.35%, cao nhất là Ngân hàng TMCP Tiên Phong 138.67%. Chỉ số bình quân là 88.52%.

Chỉ số X6 = (Chứng khoán thanh khoản + Chứng khốn sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản “Có” thấp nhất là Ngân hàng TMCP Bản Việt 0.25%, cao nhất là Ngân hàng TMCP Tiền Phong 36.7%. Chỉ số bình quân là 12.19%.

Chỉ số X7 = Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD thấp nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn 10.04%, cao nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Cơng Thương 1,595%. Chỉ số bình qn là 135.76%.

Nghiên cứu áp dụng các phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng, sử dụng mơ hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model). Kết quả các mơ hình nghiên cứu như sau:

Bảng 3.12: Kết quả mơ hình nghiên cứu

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Với biến phụ thuộc là Y = (Tiền mặt+Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy, với mức ý nghĩa 5% biến độc lập X4 = Dư nợ/Tổng tài sản “Có” có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến biến phụ

mức độ tác động cùng chiều lên biến phụ thuộc là cao nhất, sau đó là biến độc lập X5 = Dư nợ / tiền gửi khách hàng. Các biến độc lập X1, X2, X6, X7 có giá trị P>|t| > 0.05 sẽ được loại bỏ khỏi mơ hình nghiên cứu, hàm hồi quy được viết như sau:

Y = - 0.03439 + 2.18237*X3 – 0.5197*X4 + 0.27278*X5

Với R-sq = 0.9471 mơ hình trên giải thích được 94.71% sự thay đổi của biến phụ thuộc Y = (Tiền mặt+Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng thông qua các biến độc lập X3 = (Tiền mặt+Tiền gửi tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có”, X4 = Dư nợ/Tổng tài sản “Có” và X5 = Dư nợ / tiền gửi khách hàng.

Từ kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu trên cho thấy, tính thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam bị tác động ngược chiều bởi yếu tố dư nợ/tổng tài sản “Có”, tại thời điểm 31/12/2014 nhóm các NHTMCP đang có tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản “Có” ở mức cao trên mức 60% là: SaiGonBank, BacABank, SHB, DongABank, ABBank, KienLongBank.

Tính thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam bị tác động cùng chiều bởi yếu tố (Tiền mặt+Tiền gửi tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có”, nhóm các NHTMCP có chỉ số này ở mức thấp dưới 10% như: BacABank, SaiGonBank, ABBank, SCB, LPBank, VietABank, DongABank, PvcomBank.

Tính thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam bị tác động cùng chiều bởi yếu tố Dư nợ / tiền gửi khách hàng, nhóm các NHTMCP có chỉ số này ở mức thấp dưới 80% là LPBank, PvcomBank, SCB, DongABank, HDBank, NCB, VietABank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)