Tuân thủ thuế trong việc nộp tờ khai 19-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 31)

Hiện nay, các DN trên địa bàn T.T.Huế đã và đang áp dụng hình thức nộp tờ khai điện tử. Tờ khai thuế có ba loại là tờ khai tháng, tờ khai quý và tờ khai quyết toán năm13. Trong tổng số tờ khai phải nộp năm 2014 có 15% số tờ khai nộp chậm (Biểu đồ 4.1). Tình trạng này xảy ra ở các địa bàn khó khăn nhƣ huyện Quảng Điền, Phong Điền và A Lƣới. Đây là những nơi DN ít sử dụng các phần mềm kế tốn, phần mềm kê khai và đa phần là DN nhỏ và siêu nhỏ. DN thƣờng thuê kế toán dịch vụ bên ngồi để kê khai thuế thay vì th một lao động làm nội bộ cho công ty.

Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ tờ khai nộp trễ hạn phân loại theo cơ quan thuế

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào phụ lục 11

12

Quy định tại khoản 35 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2012 (Quốc Hội, 2012).

13

Hạn nộp tờ khai tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo. Hạn nộp tờ khai quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo. Hạn nộp tờ khai quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc năm dƣơng lịch.

15% 6% 8% 9% 15% 15% 16% 17% 18% 20% 22% 0% 5% 10% 15% 20% 25% Tổng CCT thị xã Hƣơng Trà CCT thị xã Hƣơng Thủy CCT huyện Nam Đông CCT huyện Phú Lộc CCT thành phố Huế CCT huyện Phú Vang Văn phòng Cục thuế T.T. Huế CCT huyện A Lƣới CCT huyện Phong Điền CCT huyện Quảng Điền

Ngoài ra, kết quả hồi quy cho thấy, những DN hoạt động càng lâu năm là những DN ít nộp trễ hạn tờ khai (Phụ lục 12). Bên cạnh đó, DN đã qua thanh tra, kiểm tra là những DN có tỉ lệ nộp tờ khai trễ hạn thấp hơn các DN khác.

Dựa vào dữ liệu kê khai, thuế TNCN là loại thuế mà DN nộp tờ khai trễ hạn nhiều nhất và thuế mơn bài có mức độ tn thủ cao nhất. 40% tờ khai trễ hạn trong tất cả các tờ khai thuế TNCN đã nộp (Phụ lục 13). Tiếp đến là thuế TNDN có 18% số tờ khai nộp chậm và thuế GTGT có 14% số tờ khai nộp chậm. Theo ơng Đặng Lam Hồng_Kiểm thu viên phòng Kê khai_ tỉ lệ nộp tờ khai TNCN trễ hạn cao do DN thƣờng nhầm lẫn tất cả tờ khai thuế TNCN chỉ nộp tờ khai khi nào phát sinh số thuế phải nộp trong khi đó tờ khai quyết tốn thuế TNCN là bắt buộc với tất cả các DN (Phụ lục 36). Và đây cũng là tình hình chung ở các quốc gia đang phát triển, thuế TNCN là sắc thuế có mức độ tuân thủ thấp về mặt nộp tờ khai (Shukla và cộng sự, 2011). Đối với thuế môn bài, hàng năm CQT đều tổ chức đợt ra quân thu thuế môn bài14. Các nguồn lực trong thời gian đó đều dồn sức cho cơng tác này. Cán bộ thuế gọi điện thoại nhắc nhở từng DN nộp tờ khai, nộp thuế và bám sát tiến độ thu, theo dõi chi tiết các DN. Chính tính dễ kiểm sốt và cơ chế đôn thúc thu thuế môn bài chặt chẽ là lý do tỉ lệ nộp tờ khai thuế môn bài trễ hạn chỉ là 3% (Biểu đồ 4.2).

Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ tờ khai nộp chậm phân theo các sắc thuế

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào số liệu của Phụ lục 13.

14

Đợt ra quân thƣờng tổ chức vào tháng 1 dƣơng lịch hàng năm. Thuế mơn bài là sắc thuế có tính ổn định cao. Bởi hàng năm, DN hầu nhƣ chỉ đóng một mức thuế nếu khơng có sự thay đổi vốn điều lệ. Do vậy, thuế môn bài là sắc thuế dễ kiểm soát nên cơ quan thuế thƣờng tổ chức đợt ra quân để nhắc nhở DN nộp tờ khai và nộp thuế dứt điểm trong tháng 1 hàng năm.

15% 3% 5% 8% 14% 18% 40% 0% 10% 20% 30% 40% 50% Tổng Thuế Môn bài Thuế TTĐB Thuế Tài nguyên Thuế GTGT Thuế TNDN Thuế TNCN

4.3. Tuân thủ thuế trong kê khai

Điểm đáng lƣu ý nhất đó chính là tình hình kê khai xác định số thuế phải nộp của các DN. Nguyễn Công Thiện_ Đội trƣởng Đội kiểm tra CCT Thành phố Huế_ cho biết 60% DN ở thành phố Huế kê khai sai qua kiểm tra tại trụ sở NNT (Phụ lục 14) . Đồng thời, Nguyễn Đăng Hải_Đội trƣởng Đội kiểm tra CCT Phú Vang_ cho biết 80% DN ở huyện Phú Vang kê khai sai, còn 20% còn lại do quy mơ nhỏ, doanh thu ít nên khơng có gì để sai sót (Phụ lục 15). Thơng qua kết quả kiểm tra năm 2014, 85% DN vi phạm trong việc kê khai thuế. Trong đó có các địa bàn, CQT phát hiện 100% DN không tuân thủ thuế trong kê khai nhƣ Hƣơng Thủy, Phú Lộc,... Phân loại hành vi không tuân thủ về kê khai, 92% DN kê khai sai15 và 8% DN cố ý trốn thuế nên kê khai khơng chính xác (Phụ lục 16). Đa phần DN kê khai khơng chính xác số thuế phải nộp và ảnh hƣởng đến số thu của các CQT. Đây là hành vi không tuân thủ thuế nổi bật nhất của các DN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế.

Bảng 4.1. Tổng số thuế không tuân thủ, số thuế phát sinh của các doanh nghiệp đã qua kiểm tra năm 2014

Tên CQT Tổng số thuế không tuân thủ (ngàn đồng) Tổng thuế phát sinh (ngàn đồng) Tỷ lệ (%)

Chi cục thuế thành phố Huế 10.817.031 14.536.413 74%

Chi cục thuế thị xã Hƣơng Thủy 738.616 1.217.908 61%

Chi cục thuế huyện Phú Lộc 1.122.844 2.182.112 51%

Chi cục thuế thị xã Hƣơng Trà 644.130 1.380.577 47%

Chi cục thuế huyện Phong Điền 279.928 1.906.660 15%

Chi cục thuế huyện Phú Vang 412.273 3.061.584 13%

Chi cục thuế huyện Quảng Điền 120.148 1.034.500 12%

Chi cục thuế huyện A Lƣới 123.533 1.515.100 8%

Văn phòng Cục thuế T.T.Huế 13.308.051 200.957.670 7%

Chi cục thuế huyện Nam Đông 161.859 3.274.900 5%

Tổng cộng 27.728.414 231.067.424 12%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả kiểm tra và dữ liệu tờ khai của DN do Cục thuế T.T.Huế cung cấp

15

Hành vi kê khai sai có hai khả năng. Một là DN tránh thuế và bị cơ quan thuế phát hiện nhƣng không đủ cơ sở kết luận trốn thuế, hai là DN vơ ý kê khai sai vì thiếu hiểu biết về chính sách thuế.

Mặt khác, theo tính tốn của tác giả, cao điểm ở CCT thành phố Huế, cứ 100 đồng thuế phát sinh thì các DN đã gian lận đến 74 đồng hoặc thấp nhất là ở CCT Nam Đông, cứ 100 đồng tiền thuế phát sinh, DN đã gian lận 5 đồng. Trung bình, cứ 100 đồng thuế phát sinh, CQT tại T.T.Huế phát hiện DN gian lận thuế 12 đồng (Bảng 4.1). Lý giải tình trạng này, ơng Ngơ Cẩm_Trƣởng phịng Thanh Tra_ cho biết, những DN đƣợc đƣa vào kế hoạch kiểm tra là những DN có rủi ro thất thu thuế cao nên kết quả kiểm tra thƣờng cho hiệu quả tốt và số truy thu cao (Phụ lục 10). Và “số thuế DN không tuân thủ trên số thuế phát sinh ở các Chi cục cao hơn cấp Cục vì các DN do Cục thuế quản lý thƣờng tiếp cận chính sách thuế tốt hơn, có sự hiểu biết về thuế tốt hơn so với các DN do các Chi cục quản lý nên việc thi hành chính sách ít sai phạm hơn” (Phụ lục 10).

4.4. Tuân thủ thuế trong việc nộp thuế

Hạn nộp thuế cũng chính là hạn nộp tờ khai. Nếu trong kỳ kê khai DN phát sinh số nợ, cho thấy DN đã không nộp đầy đủ số thuế phải nộp hoặc không nộp thuế đúng hạn trong kỳ kê khai đó. Năm 2014, 34% tiền thuế bị nộp trễ hạn (Bảng 4.2). Trong đó, DN khơng tn thủ việc nộp thuế cao ở thuế TNDN, thuế TTĐB và thuế tài nguyên. DN tuân thủ tốt ở thuế môn bài. Trong các địa bàn, Hƣơng Thủy là nơi DN không nộp đầy đủ số thuế phải nộp đúng hạn nhất.

Bảng 4.2. Tỉ lệ không tuân thủ về việc nộp thuế của doanh nghiệp năm 2014

CQT Thuế TNCN Thuế TNDN Thuế Tài nguyên Thuế GTGT Thuế TTĐB Thuế Môn bài Tổng

Văn phòng Cục thuế T.T.Huế 23% 66% 62% 43% 68% 24% 44%

Chi cục thuế thành phố Huế 40% 41% 54% 30% 23% 1% 29%

Chi cục thuế thị xã Hƣơng Trà 58% 49% 79% 18% 83% 13% 26% Chi cục thuế thị xã Hƣơng Thủy 62% 88% 92% 17% 36% 14% 60%

Chi cục thuế huyện Quảng Điền 0% 30% 0% 83% 1% 31%

Chi cục thuế huyện Phú Vang 69% 29% 88% 37% 4% 34%

Chi cục thuế huyện Phú Lộc 15% 31% 55% 58% 1% 37%

Chi cục thuế huyện Phong Điền 100% 54% 70% 27% 3% 36%

Chi cục thuế huyện Nam Đông 20% 9% 0% 6% 0% 6%

Chi cục thuế huyện A Lƣới 5% 19% 9% 12% 2% 10%

Tổng 29% 48% 53% 32% 48% 8% 34%

CHƢƠNG 5. SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ

5.1. Chính sách thuế

5.1.1. Sự phức tạp và các điểm bất cập của chính sách thuế

Các chính sách thuế ở Việt Nam hiện nay có nhiều điểm không mong muốn nhƣ (i) tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau; (ii) khơng có sự nhất quán; (iii) phức tạp; (iv) thời gian ban hành, thời gian có hiệu lực các văn bản về thuế không hợp lý và (v) nội dung chứa đựng nhiều bất cập khác.

Thứ nhất, chính sách thuế hiện nay tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Sự thiếu thống nhất

này không chỉ xảy ra giữa nội bộ các CQT, giữa các cán bộ thuế mà còn diễn ra giữa các cơ quan nhà nƣớc khác nhƣ Kiểm tốn nhà nƣớc, Bộ Tài chính. Chính các cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan, bộ phận nên hiện nay phổ biến tình trạng luật thuế “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng” (Phụ lục 18). Bên cạnh đó, nhiều kế tốn cũng phản ảnh việc các cán bộ thuế của bộ phận tuyên truyền và bộ phận thanh tra, kiểm tra có cách hiểu, hƣớng dẫn văn bản thuế khác nhau (Phụ lục 19, 20, 33).

Thứ hai, chính sách thuế khơng có sự nhất quán thể hiện qua (i) các quy định, biểu mẫu

không tập trung mà chắp vá ở nhiều văn bản và (ii) nội dung các văn bản mâu thuẫn nhau. Cụ thể, ở sắc thuế TNDN, các DN đang chịu sự quy định của 19 văn bản pháp quy16 và có 482 văn bản hƣớng dẫn17 (Phụ lục 2). Các văn bản này có những văn bản đã hết hiệu lực một phần. Và hầu hết văn bản ra đời sau sửa đổi, bổ sung một số điều văn bản trƣớc chứ không bác bỏ hoàn toàn (Phụ lục 21, 22). Do vậy, các quy định, biểu mẫu áp dụng đối với một nghiệp vụ cụ thể đƣợc quy định chắp vá theo các văn bản luật khác nhau. Ví dụ, hồ sơ quyết toán thuế TNDN, tờ khai áp dụng theo thông tƣ 151/2014/TT-BTC nhƣng một số phụ lục thì theo thơng tƣ 156/2014/TT-BTC, một số phụ lục lại theo thông tƣ 151/2014/TT-BTC (Phụ lục 23). Bên cạnh đó, nội dung các văn bản thuế còn mâu thuẫn nhau. Đơn cử quy định về việc sửa đổi hồ sơ khai thuế. Theo khoản 1 điều 34 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, DN đƣợc kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế nếu phát hiện sai sót

16

văn bản pháp quy gồm Luật, Nghị định, Thông tƣ

17

trƣớc khi CQT công bố quyết định thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, khoản 1 điều 13 Thông tƣ số 10/2014/TT-BTC lại quy định mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của báo cáo gửi cơ quan thuế. Do đó, dẫn đến nhiều trƣờng hợp, DN phát hiện sai sót và tiến hành nộp sửa đổi hồ sơ kê khai thì bị phạt (Phụ lục 31).

Thứ ba, chính sách thuế phức tạp

bởi ngôn từ khơng rõ ràng, có nhiều nội dung chồng chéo và khối lƣợng các văn bản về thuế đồ sộ. Tính tới thời điểm 2/6/2016, sáu sắc thuế cơ bản18 có tổng cộng 60 văn bản pháp quy và 1794 văn bản hƣớng dẫn (Phụ lục 2). Hằng ngày, bộ phận kiểm tra Chi cục thuế nhận 2-5 công văn/văn bản về thuế (Phụ lục 24). Đó là khối

lƣợng văn bản khổng lồ hay một “ma trận” pháp luật về thuế (Vũ Xuân Tiền 2015b). Trong đó chính sách thuế nhiều điểm khơng rõ ràng hay các văn bản kiểu chồng chéo, chắp vá nhau, một nghị định sửa nhiều nghị định, một thông tƣ sửa nhiều thông tƣ (Hộp 5.1). Sự phức tạp của chính sách thuế khiến không chỉ DN mà cả các công chức thuế, những nhà quản lý thuế hoang mang khi thực thi (Phụ lục 25).

Thứ tư, thời gian ban hành, thời gian có hiệu lực các văn bản về thuế không hợp lý. Các

luật thuế đã ban hành và có hiệu lực nhƣng một thời gian sau nghị định, thông tƣ mới ra đời để hƣớng dẫn thi hành Luật. Ví dụ, ở sắc thuế thu nhập DN, Luật sửa đổi bổ sung ban hành ngày 19/6/2013, có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 nhƣng đến 22/7/2013 nghị định đầu tiên đƣợc ban hành và thông tƣ hƣớng dẫn đầu tiên đƣợc ban hành 16/10/2013 (Phụ lục 21), Cục thuế T.T.Huế tập huấn DN ngày 30/10/2013 (Nguyễn Đức Ngoãn, 2013). Việc thông tƣ hƣớng dẫn thi hành ra đời, thực hiện tập huấn DN sau một thời gian gần 4 tháng kể từ khi Luật có hiệu lực làm DN bối rối trong thực thi luật. Bên cạnh đó, nhiều văn bản

18

Đây là những sắc thuế chi phối hầu hết các hoạt động doanh nghiệp. Bao gồm thuế TNDN, thuế GTGT, thuế môn bài, thuế TNCN, thuế tài nguyên, thuế TTĐB

Nguồn: www.gdt.gov.vn

pháp quy về thuế ban hành có hiệu lực thi hành dƣới 45 ngày sai quy định tại khoản 1 điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH1319. Theo tính tốn của tác

giả, giai đoạn 2013-2016 tổng cộng có 15 văn bản pháp quy về thuế (chiếm tỷ lệ 25% trên tổng số văn bản pháp quy hiện hành20) có hiệu lực thi hành dƣới 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành (Phụ lục 27).

Cuối cùng, pháp luật thuế của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập (Lê Xuân Trƣờng

2014). Khơng có văn bản pháp lý nào làm cơ sở giải quyết mâu thuẫn trong việc xác định đúng số thuế phải nộp khi CQT cho rằng NNT kê khai sai nhƣng NNT cho rằng số thuế phải nộp trên tờ khai là đúng. Chế tài xử lý khi CQT không thực hiện đúng quy định của pháp luật liên quan đến các thủ tục thuế chƣa đầy đủ.

5.1.2. Sự thay đổi của chính sách thuế

Hiện nay hệ thống các văn bản về thuế khá nhiều và thƣờng xuyên thay đổi. Kể từ lúc bắt đầu cải cách thuế năm 2007 đến nay thì các Luật thuế đƣợc ban hành, thay đổi, bổ sung hằng năm (Phụ lục 26). Xét riêng về thể loại văn bản, tác giả tính tốn đƣợc trung bình cứ 20,8 ngày thì sẽ có văn bản pháp quy về thuế đƣợc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung và và với văn bản hƣớng dẫn về thuế là 0,67 ngày (Phụ lục 2).

Các văn bản về thuế thay đổi là tất yếu để phù hợp với sự hội nhập tồn cầu và tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam đồng thời tháo gỡ nhiều khó khăn cho DN (Phụ lục 28, 29). Tuy nhiên, các chính sách thuế ban hành mới, sửa đổi, bổ sung này thiếu tính chuẩn xác về mặt nội dung và đƣợc xem là sự “sáng tạo” của các cơ quan quản lý nhà nƣớc (Vũ Xuân Tiền, 2015b). Nhiều DN hoang mang khi chính sách thuế thay đổi nhanh chóng nhƣ vậy. Các kiểm tốn viên, tƣ vấn thuế thì lúng túng với hệ thống văn bản thuế hiện tại (Vũ Xuân Tiền, 2015a). Các cán bộ thuế cũng không thể cập nhật hết văn bản mà lựa chọn phƣơng án chỉ tìm hiểu các văn bản liên quan đến quy mô, lĩnh vực DN đang quản lý và lĩnh vực chuyên môn đang đảm trách (Phụ lục 24).

Chính sách thuế thay đổi thiếu tính tiên liệu. Do vậy, văn bản ra đời nhƣng sau đó lại sửa đổi bổ sung vì nội dung khơng phù hợp với thực tế. Đơn cử quy định “DN, hợp tác xã mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)