Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đƣa ra các khuyến nghị nâng cao tính tuân thủ thuế theo các yếu tố nhƣ sau
6.2.1. Về chính sách thuế
Thứ nhất, hợp nhất các văn bản thuế.
Khối lƣợng văn bản về thuế khổng lồ về số lƣợng và các quy định, biểu mẫu về một nghiệp vụ đƣợc quy định ở nhiều văn bản khác nhau. Do vậy, hợp nhất các văn bản thuế giai đoạn này rất cần thiết để DN dễ dàng tra cứu, tìm hiểu và thực thi chính sách thuế qua đó giảm chi phí tuân thủ thuế cho DN.
Thứ hai, ngay thời điểm này cần tạo tính ổn định cho các chính sách thuế để giảm chi phí
tuân thủ và chi phí quản lý thuế.
Các chính sách thuế thay đổi liên tục chủ yếu do các quy định cũ không hợp lý, chƣa tiên liệu trƣớc các vấn đề phát sinh. Do vậy, tổng hợp các quy định DN thƣờng thắc mắc, các lỗ
hổng trong chính sách thuế sẽ giúp việc sửa đổi đƣợc rõ ràng, chỉn chu và dứt điểm nhằm tạo sự ổn định chính sách kể từ lúc này. Giai đoạn lấy ý kiến cần tiến hành đa chiều và rộng rãi với nhiều phƣơng thức khác nhau. Bên cạnh đó, CQT cần tham vấn ý kiến của chuyên gia để chỉnh sửa những quy định sẽ trở nên lỗi thời khi Việt Nam ngày càng phát triển kinh tế và hội nhập tồn cầu. Q trình soạn thảo dự thảo văn bản cần đƣợc tiến hành một cách khoa học, có điều khoản quy định về trách nhiệm của Ban soạn thảo dự kiến sẽ đƣợc ban hành để tránh tình trạng ban hành văn bản theo chỉ tiêu với những điểm bất hợp lý (Phụ lục 29). Mặt khác, khi dự tính thời gian có hiệu lực các văn bản mới cần tính tới độ trễ của việc triển khai nhằm đảm bảo DN sẽ biết đến chính sách mới ngay khi văn bản có hiệu lực.
6.2.2. Về quản lý thuế
Thứ nhất, đẩy mạnh các chƣơng trình truyền thơng, dịch vụ hỗ trợ DN chú trọng tính hiệu
quả của các chƣơng trình triển khai nhất là ở các CQT cấp huyện. Thiết kế chƣơng trình hỗ trợ riêng nhóm đối tƣợng DNTN.
Đầu tiên, các cán bộ thuế cần xác định công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho DN là một “dịch vụ thuế” và họ cần có thái độ, suy nghĩ cung cấp dịch vụ cho DN. Đồng thời, bố trí nhân lực chủ chốt bộ phận tuyên truyền là những cán bộ có năng lực, đã từng công tác tại bộ phận thanh tra, kiểm tra để có những hƣớng dẫn cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác cho DN. Xây dựng kênh kết nối DN đảm bảo 100% DN nhận đƣợc các văn bản thuế khi có những thay đổi, bổ sung. Soạn thảo cẩm nang tóm tắt các biểu mẫu, cách thức thực hiện, các sai sót thƣờng gặp, cách xử lý ứng với mỗi nghiệp vụ thƣờng gặp làm sổ tay cho DN. Các buổi tập huấn, đối thoại, tiếp xúc trực tiếp cần trả lời các vƣớng mắc cụ thể, đi thẳng vấn đề để giải quyết nhanh gọn các thắc mắc của DN. Bên cạnh đó, cần tạo môi trƣờng tƣơng tác giữa CQT và DN để DN thƣờng xuyên sử dụng kênh hỗ trợ thơng tin chính thống là CQT trong việc tìm kiếm và giải đáp thắc mắc về chính sách.
Thứ hai, xây dựng hệ thống dữ liệu đánh giá rủi ro, tính tuân thủ thuế DN và hệ thống tra
cứu dữ liệu của DN tại CQT.
Các hệ thống đánh giá rủi ro đang dừng lại ở phân tích sơ lƣợc về báo cáo tài chính (Cục thuế T.T.Huế, 2016). Hiện tại, quản lý thuế cịn thiếu các cơng cụ đánh giá đúng tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của DN. Do vậy, CQT cần thiết lập hệ thống dữ liệu theo dõi tình
hình tuân thủ thuế về nộp tờ khai, kê khai, nộp thuế của DN và các thông tin đa chiều khác nhƣ tình hình tuân thủ về việc sử dụng hóa đơn, chấp hành các quyết định xử phạt của CQT. Từ đó, bộ phận thanh kiểm tra có thể sử dụng bộ tiêu chí này để đánh giá rủi ro tuân thủ thuế của DN và lựa chọn DN đƣa vào danh sách kiểm tra. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng giúp DN truy cứu tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của mình để phát hiện, phản ảnh kịp thời các sai sót và bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ ba, tăng xác suất phát hiện các hành vi khơng tn thủ bằng cách nâng cao tính khả thi
của cơ chế giám sát, hiệu quả thực thi và năng lực cán bộ thuế.
Yêu cầu DN đăng ký tất cả các tài khoản ngân hàng để kiểm soát tất cả các giao dịch. Kết hợp với các bên thứ ba nhƣ ngân hàng, đối tác kinh doanh của DN để thu thập các thông tin đa chiều về các hoạt động, sản xuất kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, định kỳ đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng, kiến thức về tài chính, kế tốn, thuế cho các cán bộ thuế để nâng cao năng lực chuyên môn. Hàng tháng, tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm để các cán bộ thuế trao đổi, bàn bạc cách phát hiện và xử lý các trƣờng hợp DN khơng tn thủ thuế.
6.2.3. Chi phí tn thủ thuế
Chi phí tuân thủ thuế cao là hệ quả của chính sách thuế phức tạp và quản lý thuế không hiệu quả. Do vậy, đơn giản hóa luật thuế, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, thiết lập hệ thống DN tra cứu nghĩa vụ thuế của mình tại CQT sẽ giúp DN giảm chi phí tuân thủ thuế của DN.