Xét ba khía cạnh nộp tờ khai, nộp thuế và kê khai thuế, các DN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế tuân thủ tốt nhất về mặt nộp tờ khai với 85% số tờ khai nộp đúng hạn, 15% số tờ khai nộp trễ hạn. Trong các loại thuế, tờ khai thuế TNCN có tỉ lệ nộp trễ hạn cao nhất là 40%. Tiếp đó, về mặt tuân thủ nộp thuế, 34% tiền thuế bị nộp trễ hạn. Xét riêng về từng loại sắc thuế, tỉ lệ nợ thuế cao ở thuế TNDN, thuế TTĐB và thuế tài nguyên. Đặc biệt, đa phần các DN không tuân thủ về mặt kê khai thuế. Qua thanh tra, kiểm tra, CQT phát hiện 88% DN kê khai sai hoặc trốn thuế. Khi so sánh giữa số thuế không tuân thủ và số thuế phát sinh, tình trạng khơng tn thủ trong kê khai là một điểm đáng lƣu ý. Cao điểm ở CCT thành phố Huế, cứ 100 đồng thuế phát sinh thì các DN đã gian lận đến 74 đồng. Trung bình, cứ 100 đồng thuế phát sinh, CQT phát hiện DN gian lận thuế 12 đồng.
Ba yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến sự tuân thủ thuế đó là chính sách thuế, quản lý thuế và CPTT. Đầu tiên là chính sách thuế. Những năm gần đây, nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, các thủ tục hành chính trong đó là các thủ tục về thuế đƣợc cải cách. Tuy nhiên, việc cải cách này thất bại khi chính sách thuế khơng có tính ổn định và chứa đựng nhiều đặc điểm không mong muốn. Các chính sách thuế thay đổi liên tục và khơng có tính tiên liệu. Theo tính tốn của tác giả, trung bình cứ 20,8 ngày sẽ có một văn bản pháp quy về thuế đƣợc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, các chính sách thuế ở Việt Nam cịn tồn tại nhiều đặc điểm khơng mong muốn. Đó là văn bản về thuế (i) tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau; (ii) khơng có sự nhất qn; (iii) phức tạp; (iv) thời gian ban hành, thời gian có hiệu lực không hợp lý và (v) nội dung chứa đựng nhiều bất cập khác. Các đặc điểm này sẽ dẫn đến các trƣờng hợp không tuân thủ vô ý đồng thời chính sách thuế hiện nay sẽ là động lực cho các DN tránh thuế, trốn thuế. Bên cạnh đó, đa phần các DN đều khơng nắm bắt đƣợc các văn bản thuế ban hành mới, sửa đổi và bổ sung nên sai sót là điều tất yếu.
Thứ hai, quản lý thuế đang hoạt động không hiệu quả nên quản lý thuế không phải là cánh
tay hỗ trợ, tạo môi trƣờng xúc tác tốt cho DN tuân thủ thuế. Các phƣơng thức và kênh tuyên truyền, hỗ trợ DN đa dạng nhƣng không hiệu quả. Do vậy, các hình thức này khơng phải lựa chọn hàng đầu của DN khi có vấn đề thắc mắc về chính sách thuế. Việc kê khai và
nộp thuế đơn giản và tiện lợi khi DN có thể kê khai và nộp thuế điện tử 24/7. Phần mềm quản lý thuế hiện tại cho phép theo dõi chính xác tình trạng nộp tờ khai và nộp thuế các DN. Do vậy, việc phát hiện các DN chƣa nộp tờ khai, chƣa nộp đầy đủ số thuế đúng hạn trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, CQT chƣa đủ thơng tin để kiểm tra tính xác đúng của các hồ sơ kê khai. Các hình thức cƣỡng chế nợ thuế khơng khả thi. Do vậy, việc thực thi các chính sách, quản lý thuế cịn hạn chế. Việc lựa chọn các đối tƣợng thanh tra, kiểm tra không dựa vào yếu tố rủi ro, khơng nhất qn trong các tiêu chí lựa chọn và cịn cảm tính. Các mức phạt cao nhƣng tính khả thi của việc thi hành các chế tài về thuế thấp. Hệ thống xem lại hồ sơ lƣu trữ của DN tại CQT chƣa đầy đủ nên DN sẽ khó rà sốt việc thực thi nghĩa vụ thuế của mình. DN khơng có cơ sở để khiếu nại, bảo vệ quyền lợi của mình trong các trƣờng hợp DN khơng đồng tình với các kết luận xử phạt, thanh tra, kiểm tra của CQT.
Cuối cùng, 46% DN cho rằng CPTT thuế hiện nay cao. Cụ thể, DN đánh giá (i) chi phí
nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu luật thuế; (ii) chi phí ghi nhận, hạch tốn doanh thu, chi phí, theo dõi hàng tồn kho xác định số thuế phải nộp; (iii) chi phí thanh tra, kiểm tra, kháng cáo thuế; (iv) chi phí làm tờ khai đang ở mức cao. Phân loại theo loại hình DN, CPTT thuế đang là gánh nặng cho các DNTN.