5.2. Quản lý thuế 2 7-
5.2.1. Dịch vụ hỗ trợ ngƣời nộp thuế tốt 2 7-
CQT tại T.T.Huế thực hiện tuyên truyền chính sách thuế, hỗ trợ DN qua nhiều kênh thơng tin gồm tập huấn, đối thoại, diễn đàn, hỗ trợ tại bộ phận một cửa, qua điện thoại, website, báo chí, email (Phụ lục 28). Năm 2015, Cục thuế T.T.Huế đã hỗ trợ qua email, điện thoại khoảng 1800 lƣợt vƣớng mắc về kỹ năng kê khai, khắc phục lỗi mạng khi thực hiện kê khai, nộp thuế điện tử (Nhật Minh, 2016). Cả tỉnh T.T.Huế có 3.511 DN đang hoạt động. Nhƣ vậy, cứ mỗi 2 DN sẽ có 1 lƣợt liên hệ với các CQT để hỏi các vƣớng mắc về kỹ thuật. Cịn về mặt chính sách thuế, Cục thuế T.T.Huế từng trả lời cho khoảng 500 lƣợt vƣớng mắc hỏi trực tiếp tại CQT và khoảng 80 lƣợt bằng văn bản (Phụ lục 32). Điều này cho thấy, tính trên tồn tỉnh cứ 7 DN sẽ có 1 lƣợt tới trực tiếp các CQT và cứ 44 DN sẽ có 1 lƣợt gởi văn bản hỏi đáp về chính sách thuế. Trong khi đó, ở Hồ Chí Minh cứ 1,58 DN sẽ có 1 lƣợt tới CQT hỏi các vƣớng mắc và tỉ lệ này ở Đà Nẵng là cứ 0,84 DN sẽ có 1 lƣợt (Bảng 5.1). Với sự phức tạp và khối lƣợng khổng lồ của các văn bản về thuế, mà cứ 7 DN chỉ có 1 lƣợt hỏi đáp về vƣớng mắc. Rõ ràng, các kênh hỗ trợ của các CQT tại T.T.Huế không phải là lựa chọn hàng đầu của DN khi có vấn đề thắc mắc về chính sách thuế. Bởi
các DN thƣờng tự tìm hiểu các văn bản về thuế hoặc hoặc trao đổi qua các diễn đàn, hỏi những ngƣời kế tốn có kinh nghiệm để làm việc (Phụ lục 19).
Bảng 5.1. Số lƣợt giải đáp vƣớng mắc của doanh nghiệp tại các cơ quan thuế
Tỉnh/Thành phố Huế HCM Đà Nẵng
Vƣớng mắc tại CQT (DN/1 vƣớng mắc) 7,02 1,58 0,84
Vƣớng mắc qua điện thoại (DN/1 vƣớng mắc) 1,95 2,04 0,96 Vƣớng mắc bằng văn bản (DN/1 vƣớng mắc) 43,89 24,07 33,17 Thắc mắc qua website (DN/1 vƣớng mắc) 186,55
Tổng (DN/1 vƣớng mắc) 1,48 0,85 0,44
Nguồn: Tác giả tính tốn dựa vào số liệu phụ lục 32
Khi tìm hiểu về hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN, các DN cho rằng “công tác
tuyên truyền chưa hiệu quả”, “khi đến gặp cán bộ thuế thì cán bộ khơng hiểu hết các văn bản Luật, chỉ giải thích vấn đề chung chung, khơng rõ ràng. Một số trường hợp, cán bộ thuế trả lời “sẽ liên hệ sau” với lý do “xin ý kiến của lãnh đạo” sau đó khơng thơng tin phản hồi” (Phụ lục 19, 20, 34). Về các hình thức tuyên truyền, DN cho biết “đa phần các bài viết trên website mang tính đưa tin cho các hoạt động, sự kiện của CQT. Các buổi tập huấn như diễn thuyết. Các buổi đối thoại chưa tạo ra môi trường tương tác hai chiều để doanh nghiệp thoải mái trao đổi những vấn đề thắc mắc.” (Phụ lục 20). Và luật sƣ Ngọc
Hạnh_phó chủ nhiệm đoàn Luật sƣ tỉnh T.T.Huế_ cịn cho biết thêm tình trạng, “khi có
vướng mắc, DN đi hỏi 5 người ở 5 bộ phận, CQT khác nhau thì 5 người này trả lời theo 5 kiểu khác nhau” (Phụ lục 33). Đồng thời kết quả khảo sát chỉ ra rằng trong 149 DN đƣợc
hỏi có 98 DN cho rằng công tác tuyên truyền hiện nay không hiệu quả, chiếm tỷ lệ 66%. Phân cấp theo địa bàn quản lý, Cục thuế và CCT thành phố Huế là hai CQT đƣợc đánh giá công tác tuyên truyền hiệu quả hơn các đơn vị khác.
Biểu đồ 5.2. Hiệu quả công tác tuyên truyền phân loại theo các cơ quan thuế
Nguồn: Kết quả khảo sát, Phụ lục 35
Tóm lại, ƣu điểm của công tác tuyên truyền là các CQT tại T.T.Huế đã có nhiều chƣơng
trình, kênh hỗ trợ cho DN. Tuy nhiên, các phƣơng thức này không phải là lựa chọn hàng đầu của DN khi có vấn đề khúc mắc về chính sách thuế. Đa phần DN đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN không hiệu quả cho thấy NNT không nhận đƣợc các dịch vụ thuế tốt.