Thực thi hiệu quả 30-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 43)

5.2. Quản lý thuế 2 7-

5.2.3. Thực thi hiệu quả 30-

Quản lý thuế đƣợc thực hiện trên phần mềm tập trung TMS, cho phép theo dõi về tình hình nộp tờ khai, kê khai và nộp thuế của DN. Mỗi tờ khai thuế sẽ đƣợc ghi nhận các trạng thái là tờ khai chính thức, tờ khai bổ sung và tờ khai nộp chậm (Phụ lục 36). Bên cạnh đó, CQT cũng có thể truy xuất các DN chƣa nộp các loại tờ khai trong kỳ để nhắc nhở hoặc gởi thƣ yêu cầu nộp tờ khai. Đối với các tờ khai nộp chậm dƣới 90 ngày sẽ bị xử phạt hành chính. Các trƣờng hợp trễ hạn trên 90 ngày bộ phận kiểm tra sẽ tiến hành xác minh, u cầu DN giải trình và xử phạt.

Về khía cạnh nộp thuế, hệ thống theo dõi chi tiết nợ từng loại thuế của DN. Hàng quý, các CQT sẽ tiến hành gởi thông báo xác minh tiền nợ thuế và tính tiền chậm nộp đối với các trƣờng hợp DN không nộp đầy đủ số thuế đúng hạn. Bên cạnh đó, các CQT sẽ thực hiện nhiều hình thức để đơn thúc việc thu thuế, cƣỡng chế nợ thuế gồm gọi điện thoại, trích tiền từ tài khoản ngân hàng, thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn, dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, các biện pháp chƣa khả thi và hiệu quả (Phụ lục 37). Cụ thể, hai cách biện pháp thƣờng đƣợc sử dụng để cƣỡng chế nợ thuế là trích tiền từ tài khoản ngân hàng và đình chỉ sử dụng hóa đơn. Thực tế nếu CQT yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản này thì DN sẽ sử dụng tài khoản khác để giao dịch. Và CQT không thể kiểm soát hết tất các tài khoản của DN nên CQT khơng thể thu đƣợc tiền thuế. Cịn biện pháp đình chỉ hóa đơn, nếu bị đình chỉ thì DN khơng thể tiếp tục kinh doanh do vậy DN khơng thể nộp thuế.

Ở khía cạnh kê khai thuế, chức năng kiểm tra hồ sơ kê khai thuế bị nhiều hạn chế khi bỏ quy định nộp Bảng kê mua vào, bán ra đối với thuế GTGT. Quy định này cũng ảnh hƣởng đến việc kiểm tra kê khai doanh thu trong thuế TNDN và thuế TTĐB. Chức năng kiểm tra hồ sơ kê khai tại CQT không thể phát hiện các giao dịch bất thƣờng (Phụ lục 24). Các sai sót trong kê khai chỉ có thể bị phát hiện nếu kiểm tra hồ sơ đầy đủ tại DN. Tuy nhiên, năng lực cán bộ thuế chƣa tƣơng xứng với trình độ của kế tốn nên cán bộ thuế không phát hiện hết các sai phạm của DN. Mặt khác mỗi năm, CQT tiến hành thanh kiểm tra khoảng 20% số DN đang hoạt động. Chu kỳ các đợt kiểm tra là khoảng 3-5 năm hoặc thậm chí là lâu hơn đối với các CQT quản lý nhiều DN. Mỗi đợt kiểm tra chỉ có thể kiểm tra hồ sơ kê khai

của 2-3 năm, thời gian kiểm tra không quá 5 ngày25. Do vậy, DN vẫn có khơng gian, cơ hội để tránh thuế hay thực hiện hành vi gian lận thuế khác. Và điều này đƣợc chứng minh trong kết quả điều tra DN khi 43% số DN đồng ý với nhận định “Bởi vì các tài liệu giải

trình khơng được gởi tới CQT nên DN có cơ hội kê khai khơng chính xác” (Phụ lục 39).

Bên cạnh đó, có 59 DN trong số 149 DN đƣợc hỏi cho biết họ từng khai tăng chi phí, khai giảm doanh thu (Phụ lục 40).

Biểu đồ 5.3. Cơ hội kê khai khơng chính xác

Nguồn: Kết quả khảo sát (Phụ lục 39)

Tóm lại, việc thực thi của CQT kiểm soát vấn đề tuân thủ nộp tờ khai hiệu quả cịn đối với

khía cạnh tuân thủ nộp thuế và tuân thủ trong kê khai của DN không hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 43)