CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM
2.1.4.6 Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản cũng là một yếu tố ảnh hƣởng đến sự ổn định tài chính của NHTM. Thanh khoản kém là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trƣờng hợp đổ vỡ ngân hàng. Khả năng thanh khoản có thể đƣợc đo lƣờng qua:
- Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/các khoản huy động ngắn hạn (1)
- Tỷ lệ dƣ nợ cho vay và tiền gửi = tổng dƣ nợ cho vay/tổng tiền gửi (2)
(1) Hệ số thanh khoản ngắn hạn càng lớn thì thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao. Các ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao và có giá trị cao sẽ có thể đáp ứng nhu cầu chi trả trong những trƣờng hợp khó khăn.
(2) Tỷ lệ dƣ nợ cho vay và tiền gửi càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp và rủi ro thanh khoản càng cao. Trong trƣờng hợp nhu cầu rút tiền xảy ra biến động thì ngân hàng sẽ khơng có khả năng chi trả bởi các khoản vay không thể
đƣợc thu hồi trong thời gian ngắn, dẫn đến ngân hàng rơi vào mất khả năng chi trả và nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản.
Nghiên cứu của Wassim Rajhi và Slim A.Hassairi (2013) cho thấy rằng khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao thì sự ổn định tài chính của các ngân càng cao. Việc thiếu thanh khoản có thể dẫn đến những mất mát lớn trong tài sản hay trong danh mục thanh khoản và nó có thể dẫn đến sự mất ổn định tài chính nói chung và tình trạng mất khả năng thanh tốn. Khả năng thanh khoản ở mức phù hợp và rủi ro thanh khoản thấp sẽ giúp các ngân hàng hoạt động an tồn và sự gia tăng ổn định tài chính.