CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.1 Phân tích tình hình ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam
3.1.3.2 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Bảng 3.6: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các NHTM Việt Nam từ năm 2005 – 2011 ( Đơn vị tính: %)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
CAR (%) 3.36 5.9 6.7 6.5 7.55 11.16 10.67
Nguồn: Thống kê của hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB và tổng hợp của tác giả. (Ghi chú: IFRS là Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế được ban hành bởi IASB)
Theo quy chuẩn của Basel II thì tỷ lệ an toàn vốn - CAR phải lớn hơn 8%. Do vậy, hệ số CAR của các NHTM Việt Nam trong các năm từ 2005-2009 vẫn chƣa đạt yêu cầu. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 thì vào năm 2010 và 2011, hệ số CAR đã đƣợc cải thiện ở mức an toàn so với tiêu chuẩn của Basel 2.
Bảng 3.7: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM Việt Nam từ năm 2012-2014
CAR ( Đơn vị tính: %) 2012 2013 2014
NHTM Nhà Nƣớc 10.28 10.91 9.40
NHTM Cổ Phần 14.01 12.56 12.07
Theo thống kê của ngân hàng NHNN thì từ năm 2012 đến 2014, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM nhà nƣớc luôn xấp xỉ ở mức 10% và các NHTM cổ phần còn ở mức cao hơn với tỷ lệ 14.01% vào năm 2012, 12.56% vào năm 2013 và năm 2014, tỷ lệ này là 12.07%.
Trong 3 năm gần đây là năm 2012, 2013 và 2014, tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu (CAR) của các NHTM Việt Nam theo thống kê của NHNN đang đƣợc cải thiện đáng kể. Hệ số CAR của cả NHTM nhà nƣớc và NHTM cổ phần đều lớn hơn mức tối thiểu là 8% đƣợc quy định trong hiệp ƣớc Basel II. Hệ số CAR đƣợc cải thiện là một dấu hiệu giúp gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
Tuy vậy, còn có nhiều nguyên nhân làm gia tăng hệ số CAR của ngân hàng. Trong bài nghiên cứu về “Thách thức đối với sự phát triển bền vững của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, tác giả Kiều Hữu Thiện cho rằng, hệ số CAR của một số NHTM cổ phần ở mức khá cao và cao hơn nhiều lần so với qui định của Basel II. Về nguyên tắc, hệ số CAR cao thì mức độ rủi ro thanh khoản càng thấp. Tuy nhiên, nếu hệ số này ln duy trì ở mức q cao nhƣ một số NHTM cổ phần những năm qua (Ví dụ nhƣ năm 2012, hệ số CAR của ngân hàng Bảo Việt là 42% và ngân hàng Tiên Phong là 40.15%) cho thấy rằng vốn không đƣợc sử dụng hiệu quả và điều này lại tác động xấu đến khả năng phát triển bền vững và sự ổn định tài chính của các ngân hàng này. Hệ số CAR tăng cịn có thể do ngân hàng chỉ tập trung vào các khoản đầu tƣ an toàn với hệ số rủi ro thấp (chẳng hạn nhƣ trái phiếu chính phủ), điều này dẫn đến giảm tài sản rủi ro và làm tăng CAR. Từ đó, có thế thấy rằng các NHTM Việt Nam cần có lộ trình tăng tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu phù hợp, sao cho tỷ lệ an tồn vốn có thể gia tăng sự an tồn trong hoạt động và khơng ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh, từ đó giúp gia tăng sự ổn định tài chính của các ngân hàng.
3.1.4 Khả năng thanh khoản
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá thanh khoản của các ngân hàng. Trong phần thực trạng về thanh khoản của các NHTM Việt Nam, học viên sử dụng tỷ lệ tổng dƣ nợ cho
vay so với tổng huy động của ngân hàng. Một ngân hàng đƣợc coi là có khả năng thanh khoản tốt khi số lƣợng vốn huy động của nó đáp ứng đƣợc số lƣợng tiền mà ngân hàng cho các cá nhân tổ chức trong nền kinh tế vay và tỷ lệ dƣ này thƣờng ở mức an toàn là 80 - 100%, nếu vƣợt quá tỷ lệ này cho thấy các NHTM đang rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản.
Biểu đồ 3.6: Tăng trƣởng tín dụng so với huy động của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 – 2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng)
Nguồn: Thống kê của NHNN Việt Nam
Giai đoạn trƣớc khủng hoảng kinh tế năm 2008, các NHTM Việt Nam ln có tỷ lệ dƣ nợ cho vay khách hàng so với huy động ở mức dƣới 100%. Giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, từ năm 2009 - 2011, các ngân hàng cho vay quá nhiều và tỷ lệ cho vay khách hàng so với huy động đã vƣợt quá 100%, làm các NHTM rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Năm 2012, tình trạng thanh khoản của các ngân hàng vẫn căng thẳng nhƣng đã giảm hơn nhiều. Năm 2013 và 2014 thanh khoản của các ngân hàng đã trở nên ổn định khi tỷ lệ cho vay so với huy động khoảng 80 - 90% và nằm trong tỷ lệ an toàn. Điều này sẽ làm giảm thiểu rủi ro thanh khoản và gia tăng sự ổn định tài chính cho các NHTM Việt Nam.
Tuy vậy, nếu thanh khoản quá dƣ thừa cũng sẽ gây lãng phí và làm giảm khả năng sinh lời của các ngân hàng do nguồn vốn ứ đọng khơng chuyển hóa đƣợc thành các khoản sinh lời. Do đó, các ngân hàng cần duy trì khả năng thanh khoản ở mức hợp lý mà không không làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời duy trì đƣợc sự ổn định tài chính cho các NHTM.